Dễ hiểu giải KHTN 6 Cánh diều bài 22: Đa dạng động vật không xương sống
Giải dễ hiểu bài 22: Đa dạng động vật không xương sống. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu KHTN 6 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
BÀI 22: ĐA DẠNG THỰC VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG
PHẦN MỞ ĐẦU
Câu 1: Những đặc điểm nào sau đây của động vật giúp em phân biệt được động vật và thực vật?
Giải nhanh:
Khả năng di chuyển
I. ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG
II. SỰ ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG
Câu 1: Nêu đặc điểm giúp em nhận biết động vật ngành Ruột khoang
Giải nhanh:
- Cơ thể đối xứng tỏa tròn
- Ruột dạng túi, không có hậu môn
- Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào
- Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai
Câu 2: Quan sát hình 22.2 và mô tả hình dạng của hải quỳ, sứa
Giải nhanh:
- Hải quỳ: Cơ thể hình trụ đối xứng toả tròn, lỗ miệng có nhiều tua xếp đối xứng và màu rực rỡ như cánh hoa, thân có tế bào gai tự vệ, bắt mồi.
- Sứa: Cơ thể đối xứng toả tròn, thân có hình bán cầu, trong suốt, lưng có hình dù, bên trên có nhiều tua dù, miệng có tua miệng; các xúc tua có nọc độc làm tê liệt con mồi và kẻ thù.
Câu 3: Quan sát hình 22.3 và nêu đặc điểm nhận biết của sán dây, giun đũa, giun đất.
Giải nhanh:
- Sán dây: Miệng có giác bám, cơ thể dẹp, mắt và cơ quan di chuyển tiêu giảm.
- Giun đũa: kích thước lớn, thân hình ống, thuôn hai đầu, không phân ống, màu trắng sữa hay hồng nhạt.
- Giun đất: cơ thể dài, gồm nhiều đốt, ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt.
Câu 4: Nêu những đặc điểm hình thái của 3 loại động vật có trong hình 22.4
Giải nhanh:
- Ốc sên: Phần đầu có miệng và xung quanh là tua miệng. Trên hay ở cạnh tua miệng có mắt. Dưới bụng là chân. Phần thân xoắn ốc, bên trong lòng vỏ đá vôi xoắn ốc. Vỏ ốc sên: hình ống, xoắn ốc.
- Mực: Phần đầu có nhiều tay với những hàng giác bám, tay xúc giác dài hơn thân. Miệng ở dưới bụng. Phần thân mềm hình bầu dục, mặt lưng có nhiều vân gợn sóng.
- Sò: động vật thân mềm có hai mảnh vỏ có kích thước loại nhỏ và vừa. Các mảnh vỏ có thể khép, mở, vỏ sò đa dạng về kích cỡ, màu sắc, hoa văn…
Câu 5: Nêu đặc điểm giúp em nhận biết động vật ngành Thân mềm
Giải nhanh:
Cơ thể mềm, không phân đốt. Đa số có lớp vỏ cứng bên ngoài bảo vệ.
Câu 6: Gọi tên các động vật có trong hình 22.5 và nêu vai trò của các động vật đó.
Giải nhanh:
Sên lãi, trai, con ốc, con sứa, con hàu: làm thực phẩm, mỹ phẩm....
Câu 7: Kể tên một số động vật thân mềm có ở địa phương em và nêu vai trò và tác hại của các loài đó trong thực tiễn.
Giải nhanh:
- Chai sông, sứa, ngao, ốc ao, ốc bươu vàng, lươn, trạch: làm món ăn, thực phẩm chứa nhiều chất đạm
- Giun đất: làm đất tơi xốp
- Sứa: Làm món ăn, thức ăn
- Ốc sên: phá hoại cây trồng…
Câu 8: Quan sát mẫu vật (mực, trai, ốc,...) hoặc mẫu vật ngâm, video, tranh ảnh và lập bảng vẽ những đặc điểm hình thái của đại diện quan sát theo gợi ý trong bảng 22.1
Giải nhanh:
Tên động vật thân mềm | Đặc điểm hình thái ngoài |
Mực | Động vật không xương sống. Phần đầu có nhiều tay với những hàng giác bám, tay xúc giác dài hơn thân. Miệng ở dưới bụng. Phần thân mềm hình bầu dục, mặt lưng có nhiều vân gợn sóng |
Trai | Cấu tạo: gồm có 3 lớp. Lớp ngoài cùng là lớp sừng, lớp giữa là lớp đá vôi. Trong cùng là lớp sà cừ óng ánh. |
Ốc sên | Phần đầu có miệng và xung quanh là tua miệng. Trên hay ở cạnh tua miệng có mắt. Dưới bụng là chân. Phần thân xoắn ốc, dấu trong lòng vỏ đá vôi xoắn ốc. Giữa vỏ và cơ thể là khoang áo, đóng vai trò của phổi. Vỏ ốc sên hình ống, xoắn ốc. |
Giun | Có kích thước lớn, thân hình ống, thuôn hai đầu, không phân ống, màu trắng sữa hay hồng nhạt. |
Câu 9: Gọi tên các động vật trong hình 22.6, mô tả đặc điểm hình thái, nêu ích lợi và tác hại của chúng.
Giải nhanh:
Tên loài | Đặc điểm hình thái | Lợi ích/tác hại |
Cua | Gồm mai cua, bên dưới là yếm cua, mắt, 2 càng to, 8 càng nhỏ | Thực phầm |
Châu chấu | 3 phần: đầu có 1 đôi râu, mắt kép, cơ quan miệng; ngực có 3 đôi chân, 2 đôi cánh; bụng gồm nhiều đốt, mỗi đốt có 1 lỗ khí. | Phá hoại mùa màng, làm thức ăn. |
Nhện | 2 phần: phần đầu ngực và phần bụng. Chúng có 8 chân, đôi kìm có tuyến độc, miệng không hàm nhai, có khả năng nhả tơ. | Làm mất vệ sinh |
Tôm | Gồm: Đầu có 2 mắt và 2 râu rất dài, có nhiều chân. Thân dài hơi cong. | Thực phẩm, giá trị kinh tế |
Câu 10: Nêu đặc điểm giúp em nhận biết các động vật thuộc ngành Chân khớp
Giải nhanh:
Bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở, chân phân đốt khớp động và tăng trưởng qua lột xác.
Câu 11: Nêu tên các động vật thuộc ngành chân khớp trong hình 22.7
Giải nhanh:
a. Mọt ẩm; b. Ruồi; c. Ve bò; d. Ve sầu; e. Bọ ngựa; f. Ong.
Câu 12: Kể tên một số động vật Chân khớp có ở địa phương em và nêu vai trò, tác hại của các loài đó trong thực tiễn
Giải nhanh:
- Ong mật: lấy mật
- Cua đồng: thực phẩm
- Tôm sông: thực phẩm
Câu 13: Lập bảng phân biệt các ngành động vật không xương sống theo các tiêu chí sau: đặc điểm nhận biết, các đại diện
Giải nhanh:
Ngành | Đặc điểm nhận dạng | Đại diện |
Ngành Ruột khoang | Cơ thể đối xứng, tỏa tròn | Thủy tức |
Ngành Giun | Không có xương sống, cơ thể dài, đối xứng hai bên, phân biệt đầu thân | Giun đất |
Ngành thân mềm | Cơ thể mềm và không phân đốt | Chai sông |
Ngành chân khớp | Bộ xương ngoài bằng chất kitin, các chân phân đốt, có khớp động | Châu chấu |
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận