Dễ hiểu giải KHTN 6 Cánh diều bài 14: Phân loại thế giới sống

Giải dễ hiểu bài 14: Phân loại thế giới sống. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu KHTN 6 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 14: PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG

I. VÌ SAO CẦN PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG?

Câu 1: Phân loại thế giới sống có ý nghĩa như thế nào? 

Giải nhanh:

Ý nghĩa: giúp cho việc xác định tên và quan hệ họ hàng giữa các sinh vật được dễ dàng hơn. 

II. THẾ GIỚI SỐNG ĐƯỢC CHIA THÀNH CÁC GIỚI

Câu 1: Hãy quan sát hình 14.4 và kể tên các sinh vật mà em biết trong mỗi giới theo gợi ý trong bảng 14.1.

Giải nhanh:

Tên giới

Tên sinh vật

Khởi sinh

Vi khuẩn.

Nguyên sinh

Trùng roi, trùng biến hình, trùng giày, rong, tảo.

Nấm

Nấm sò, nấm hương, nấm bụng dê, nấm đùi gà.

Thực vật

Hướng dương, phượng, tre, hoa hồng.

Động vật

Voi, chuồn chuồn, cá, chim, ếch.

Câu 2:

1. Quan sát hình 14.5 và cho biết các bậc phân loại của thế giới sống từ thấp tới cao.

2. Gọi tên các bậc phân loại của cây hoa li và con hổ đông dương 

Giải nhanh:

1. Thứ tự từ thấp tới cao: Loài BÀI 14: PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG Chi BÀI 14: PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG Họ BÀI 14: PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG Bộ BÀI 14: PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG Lớp BÀI 14: PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNGNgành BÀI 14: PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG Giới.

2. - Hoa li: thuộc giống loa kèn - họ bách hợp - bộ hành - lớp một lá mầm - ngành hạt kín - giới thực vật

- Hổ đông dương: thuộc giống báo - họ mèo - bộ ăn thịt - lớp động vật - ngành dây sống - giới động vật.

III. SỰ ĐA DẠNG VỀ SỐ LƯỢNG LOÀI VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA SINH VẬT

Câu 1: Kể tên một số loài mà em biết.

Giải nhanh:

Một số loài: cá, rùa, tôm, sứa, mực, voi, trâu, bò, dê, ngựa...

Câu 2: Nhận xét về mức độ đa dạng số lượng loài ở các môi trường sống khác nhau theo gợi ý trong bảng 14.2

Giải nhanh:

Môi trường sống

Tên sinh vật

Mức độ đa dạng số lượng loài

Rừng nhiệt đới

Hươu, nai, khỉ, giun, rắn, trăn, rêu, dương xỉ, dừa, chuối, xoài, tre, măng...

Cao

Sa mạc

Sóc, chồn, chuột, sóc, lạc đà, dừa, cọ, xương rồng khổng lồ, cây lê gai, cây hoa thế kỉ, cây hoa hồng sa mạc, cây bụi...

Thấp

Câu 3: Kể tên những môi trường sống của sinh vật có ở địa phương em (ví dụ: rừng, ao,...) và lấy ví dụ các sinh vật sống trong mỗi môi trường đó. 

Giải nhanh:

- Môi trường ao: cá rô phi, ốc ao, vi khuẩn, bào, tảo, nhện nước,...

- Môi trường rừng ngập mặn: cây đước, cây rễ thở, vẹt, sứa, ngao, cua...

- Môi trường đầm nuôi nước mặn: cá, ốc, rong, ngao, sò, vi khuẩn, tôm,...

IV. SINH VẬT ĐƯỢC GỌI TÊN NHƯ THẾ NÀO?

Câu 1: Lấy ví dụ về cây hoặc con vật có những tên địa phương khác nhau mà em biết?

Giải nhanh:

Miền bắc

Miền Nam

Ngô

Bắp

Lợn

Heo

Cây quất

Cây tắc

Cây roi

Cây mận

Câu 2: Hãy tìm tên khoa học của cây hoặc con vật mà em yêu thích.

Giải nhanh:

- Cây hoa sữa: Alstonia scholaris.

- Cây đào: Prunus persica.

- Cá voi trắng: Delphinapterus leucas.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo