Dễ hiểu giải Địa lí 12 Kết nối tri thức bài 7: Lao động và việc làm

Giải dễ hiểu bài 7: Lao động và việc làm. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Địa lí 12 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 7. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

MỞ ĐẦU

Lao động và việc làm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của cả xã hội. Lao động nước ta có đặc điểm gì? Việc sử dụng lao động hiện nay ra sao? Giải pháp nào để giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta?

Giải nhanh:

- Đặc điểm của lao động nước ta:

+ Nguồn lao động dồi dào.

+ Lao động cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thủ công nghiệp,...

+ Phân bố lao động không đồng đều.

- Việc sử dụng lao động hiện nay: 

+ Theo ngành kinh tế.

+ Theo thành phần kinh tế.

+ Theo thành thị và nông thôn.

- Giải pháp để giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta: 

+ Hoàn thiện chính sách, pháp luật về lao động nhằm khuyến khích, hỗ trợ, huy động mọi nguồn lực đầu tư tạo việc làm.

+ Đẩy mạnh việc đào tạo, dạy nghề nâng cao chất lượng lao động, bao gồm cả trình độ chuyên môn kĩ thuật, kĩ năng làm việc, tác phong công nghiệp.

+ Phát triển hệ thống tư vấn, thông tin về thị trường lao động, việc làm để kết nối thông tin lao động - việc làm nhanh nhất, giao dịch lành mạnh và hiệu quả.

+ Xây dựng và thực hiện tốt hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ - tích cực để người mất việc sớm trở lại làm việc.

+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lao động.

I. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LAO ĐỘNG

CH: Dựa vào thông tin mục I, hãy trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta.

Giải nhanh:

- Số lượng: Nguồn lao động dồi dào.

+ Năm 2021, lực lượng lao động (dân số hoạt động kinh tế) của nước ta là 50,6 triệu người, chiếm 51,3% tổng số dân. 

+ Mỗi năm, nguồn lao động nước ta tăng thêm khoảng 1 triệu người.

- Chất lượng lao động:

+ Lao động cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thủ công nghiệp,...

+ Năm 2021, tỉ lệ lao động được đào tạo từ sơ cấp trở lên ở nước ta đạt 26,2%. Chất lượng lao động có sự phân hoá theo vùng. Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo cao nhất cả nước (37% năm 2021).

=> Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu phát triển kinh tế, y tế, văn hoá, giáo dục – đào tạo. Tuy nhiên, so với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, lao động nước ta còn hạn chế về thể lực; trình độ chuyên môn kĩ thuật và tác phong lao động công nghiệp.

+ Lao động Việt Nam năng động, dễ dàng tiếp thu khoa học - công nghệ hiện đại trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động và hội nhập với quốc tế.

- Phân bố lao động:

+ Năm 2021, lao động ở nông thôn nước ta là hơn 32 triệu người, lao động ở thành thị là hơn 18 triệu người.

+ Đồng bằng sông Hồng có số lượng lao động lớn nhất cả nước (chiếm 22,5% tổng số lao động cả nước năm 2021), tiếp theo là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (20,7%), Đông Nam Bộ (19,6%).

II. SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

CH: Dựa vào thông tin mục II, hãy phân tích tình hình sử dụng lao động theo ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế, theo thành thị và nông thôn ở nước ta.

Giải nhanh:

1. Theo ngành kinh tếTheo ngành kinh tế, cơ cấu lao động nước ta có sự chuyển dịch phù hợp với đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá: giảm tỉ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; tăng tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.
2. Theo thành phần kinh tếViệt Nam phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần kinh tế. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ lao động khu vực kinh tế Nhà nước, tăng tỉ lệ lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Theo thành thị và nông thôn

- Bước sang thế kỉ XXI, đô thị hoá khá nhanh, tỉ trọng lực lượng lao động khu vực nông thôn giảm mạnh.

- Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ở nông thôn thường thấp hơn ở thành thị (năm 2021, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ở nông thôn là 17,5% và ở thành thị là 41,1%). Trình độ lao động ở nông thôn nước ta có xu hướng tăng lên nhờ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn.

III. VẤN ĐỀ VIỆC LÀM VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

CH: Dựa vào thông tin mục III, hãy:

- Phân tích vấn đề việc làm ở nước ta.

- Nêu các hướng giải quyết việc làm ở nước ta.

Giải nhanh:

* Vấn đề việc làm:

- Có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội. 

=> Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện, hỗ trợ, khuyến khích, thu hút mọi thành phần kinh tế đầu tư tạo việc làm. 

+ Hầu hết lao động nước ta có việc làm, tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm khá thấp. 

+ Khu vực thành thị thường có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn khu vực nông thôn.

- Việc làm vẫn là vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay:

+ Các việc làm giản đơn còn phổ biến, những việc làm này có năng suất thấp, thu nhập không cao. 

+ Trong những năm gần đây, việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế đem lại cho người lao động ở nước ta nhiều cơ hội việc làm, nâng cao tay nghề và chất lượng lao động. 

+ Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ tạo ra những thay đổi mang tính đột phá về việc làm.

* Các hướng giải quyết việc làm:

- Hoàn thiện chính sách, pháp luật về lao động nhằm khuyến khích, hỗ trợ, huy động mọi nguồn lực đầu tư tạo việc làm.

- Đẩy mạnh việc đào tạo, dạy nghề nâng cao chất lượng lao động, bao gồm cả trình độ chuyên môn kĩ thuật, kĩ năng làm việc, tác phong công nghiệp.

- Phát triển hệ thống tư vấn, thông tin về thị trường lao động, việc làm để kết nối thông tin lao động – việc làm nhanh nhất, giao dịch lành mạnh và hiệu quả.

- Xây dựng và thực hiện tốt hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ - tích cực để người mất việc sớm trở lại làm việc.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lao động.

LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

CH: Dựa vào bảng 7.1, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hằng năm phân theo ngành kinh tế của nước ta năm 2000 và năm 2021. Nêu nhận xét.

BÀI 7. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

Giải nhanh:

BÀI 7. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC HẰNG NĂM PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NƯỚC TA

(đơn vị: %)

Nhận xét:

- Cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản giảm mạnh: từ 65,1% (2000) còn 29,1% (2021); giảm 36%.

- Cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng tăng: từ 13,1% (2000) lên 33,1% (2021); tăng 20%.

- Cơ cấu lao động trong ngành dịch vụ tăng: từ 21,8% (2000) lên 37,8% (2021); tăng 16%.

CH: Sưu tầm thông tin, tìm hiểu về một số ngành nghề mới có nhiều cơ hội việc làm ở nước ta.

Giải nhanh:

- Ngành công nghệ thông tin

Mạng xã hội đang bùng nổ trên toàn thế giới, các thiết bị điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Ngành Công nghệ Thông tin ở Việt Nam tuy không còn quá lạ lẫm, nhưng mức độ phát triển của ngành này vẫn ít nhiều còn hạn chế. Theo thống kê của Viện Chiến lược thông tin và truyền thông, trong ngành này chỉ có khoảng 15% lượng sinh viên ra trường đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp. Một con số khác trên báo Tuổi Trẻ cho thấy: trong giai đoạn 2013 - 2015, ngành CNTT ở TP.HCM cần khoảng 23.000 - 25.000 người lao động mỗi năm; và trong vòng 5 năm tới, cả nước cần 411.000 người. Điều đó đủ cho thấy ngành này chưa bao giờ ngừng “cơn khát” nhân lực. Từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu 400.000 nhân lực làm CNTT, tức là mỗi năm Việt Nam thiếu 80.000 người. Trong khi đó, mỗi năm thị trường chỉ cung cấp 32.000 sinh viên tốt nghiệp CNTT và các ngành có liên quan đến CNTT. Mức lương trung bình của một kỹ sư CNTT mới ra trường hiện nay thấp nhất vào mức 5 triệu đồng. Và rõ ràng, với nhu cầu nhân lực như đã nêu ở trên, mức lương này chắc chắn sẽ phải tăng mạnh ngay trong tương lai gần. Không những thế ở một số nước trên thế giới, hiện nay có rất nhiều công ty mạng sẵn sàng chi trên 1.000 USD để mời về cho mình những lập trình viên, những kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần cứng, thiết kế lập trình game, an ninh mạng,… thông thạo tiếng Anh cũng như đáp ứng được trình độ chuyên môn. Và ngành Công nghệ Thông tin vì thế, từ lâu đã là ngành học lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn đam mê công nghệ.

- Ngành marketing

Marketing là ngành giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của hầu hết mọi tổ chức kinh doanh trên thế giới. Hiệu quả của hoạt động bán hàng chịu ảnh hưởng lớn từ marketing và nó còn chi phối cả hoạt động của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Những công ty quảng cáo, truyền thông tại Việt Nam đang ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp muốn bán được nhiều hàng hóa và sản phẩm thì một phần không thể thiếu chính là cách các nhà đầu tư đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng để có thể cạnh tranh với nhiều đối thủ. Vì vậy yêu cầu về một đội ngũ chuyên tiếp xúc với khách hàng, có những sáng tạo để tiêu thụ được sản phẩm là hết sức cần thiết. Không những vậy xu thế hội nhập toàn cầu đang rất nóng nên ngành marketing chính là ngành dễ xin việc nhất hiện nay. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, từ nay đến năm 2020, ngành marketing cần đến 10.000 lao động trở lên cho mỗi năm. Kết quả khảo sát thông số nhân lực trực tuyến Việt Nam cũng cho thấy, ngành marketing vẫn tiếp tục dẫn đầu trong 6 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất. 

- Ngành du lịch, quản lý khách sạn

 Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam. Đất nước Việt Nam có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Thị trường du lịch khách sạn nhà hàng tại Việt Nam đang phát triển một cách mạnh mẽ và nóng hơn bao giờ hết. Ngành này đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong một môi trường đẳng cấp chuyên nghiệp, không gian sang trọng, văn minh, giao tiếp rộng và mức thu nhập cao hơn rất nhiều so với mặt bằng việc làm chung của xã hội. Theo số liệu Tổng cục thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2016 ước đạt 757.244 lượt, giảm 4,1% so với tháng 4/2016 và tăng 30,2 % so với cùng kỳ năm 2015. Tính chung 5 tháng năm 2016 ước đạt 4.005.878 lượt khách, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2015. Những con số trên cho thấy ngành Du lịch ở Việt Nam ngày càng phát triển cùng với những địa điểm du lịch, khu nghỉ dưỡng, trung tâm mua sắm để đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh, nhu cầu nhân lực ngành này tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 đến năm 2025với tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm là 8%; số chỗ làm việc là 21600 người/năm. Ngành du lịch, quản lý khách sạn sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội cọ xát, gặp gỡ với nhiều người đến từ khắp nơi trên thế giới. Đây là một lực chọn thông minh cho những bạn trẻ năng động, thích học hỏi và khám phá.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác