Dễ hiểu giải Địa lí 12 Kết nối tri thức bài 19: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng đến...các ngành dịch vụ

Giải dễ hiểu bài 19: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng đến...các ngành dịch vụ. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Địa lí 12 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 19. VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC 

NGÀNH DỊCH VỤ

MỞ ĐẦU

Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng, phục vụ nhu cầu của sản xuất và đời sống con người. Ở nước ta, dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế và phát triển ngày càng đa dạng. Các ngành dịch vụ có vai trò gì đối với kinh tế, xã hội? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ?

Giải nhanh:

- Vai trò đối với kinh tế, xã hội:

+ Chiếm tỉ trọng cao trong GDP (41,2% năm 2021).

=> góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ Nâng cao trình độ sản xuất trong nước, tăng cường hội nhập với thế giới. 

+ Thúc đẩy quá trình đổi mới, hiện đại hoá nền kinh tế.

+ Tạo việc làm, nâng cao trình độ lao động, chất lượng cuộc sống người dân. 

+ Tác động tích cực đối với việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và góp phần xây dựng nền kinh tế bền vững.

- Những nhân tố ảnh hưởng:

+ Trình độ phát triển kinh tế.

+ Dân cư.

+ Thị trường.

+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật và khoa học – công nghệ.

+ Chính sách.

+ Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ

CH: Dựa vào thông tin mục I, hãy khái quát vai trò của ngành dịch vụ ở nước ta.

Giải nhanh:

- Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong GDP (41,2% năm 2021), góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Nâng cao trình độ sản xuất trong nước, tăng cường hội nhập với thế giới. Dịch vụ nâng cao hiệu quả các ngành sản xuất hàng hoá, khả năng kết nối của các ngành, các vùng kinh tế và tạo điều kiện để nước ta chủ động hội nhập với thế giới.

- Thúc đẩy quá trình đổi mới, hiện đại hoá nền kinh tế. Các ngành dịch vụ tiên phong trong quá trình chuyển đổi số quốc gia, đẩy nhanh đổi mới sáng tạo và hỗ trợ các mô hình kinh tế mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế số.

- Tạo việc làm, nâng cao trình độ lao động, chất lượng cuộc sống người dân. Dịch vụ hỗ trợ thực hiện xoá đói, giảm nghèo, nhất là ở miền núi, hải đảo. Chuyển đổi số trong ngành dịch vụ góp phần nâng cao năng suất lao động và hình thành xã hội số.

- Tác động tích cực đối với việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và góp phần xây dựng nền kinh tế bền vững.

II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA NGÀNH DỊCH VỤ

CH: Dựa vào thông tin mục II, hãy phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta.

Giải nhanh:

Nhân tố

Ảnh hưởng

 

 

1. Trình độ phát triển kinh tế

- Sự phát triển và phân bố các ngành sản xuất vật chất như nông nghiệp, công nghiệp ảnh hưởng quyết định đến tốc độ tăng trưởng, nâng cao trình độ và mở rộng quy mô ngành dịch vụ ở nước ta.

- Năng suất lao động tăng, sản xuất trong nước phát triển giúp mở rộng phạm vi hoạt động của các ngành dịch vụ kinh doanh và tiêu dùng. 

- Việc phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp,... thúc đẩy nhu cầu giao thông vận tải, hoạt động xuất, nhập khẩu và bưu chính viễn thông,...

 

 

 

 

 

2. Dân cư

- Dân cư, nguồn lao động nước ta là động lực phát triển các ngành dịch vụ. Số dân đồng, mức sống của người dân được nâng cao làm tăng nhu cầu di chuyển, du lịch, mua sắm, giải trí,... Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và làm phong phú các hoạt động dịch vụ. 

- Những vùng có số dân đông, chất lượng cuộc sống cao là những vùng phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ, như Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng,...

- Lực lượng lao động dồi dào, trình độ đang được nâng lên góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển và đa dạng hoá cơ cấu ngành dịch vụ. 

- Quá trình đô thị hoá phát triển đã mở rộng mạng lưới dịch vụ, gia tăng các ngành dịch vụ hiện đại và hội nhập quốc tế.

 

 

3. Thị trường

- Thị trường trong nước lớn và đa dạng, nhu cầu ngày càng tăng, thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng các loại hình dịch vụ. 

- Thị trường có tính cạnh tranh cao thúc đẩy các ngành dịch vụ đổi mới sáng tạo và nâng cao chất lượng. 

- Thị trường bên ngoài ngày càng mở rộng, đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế của các hoạt động dịch vụ ở nước ta.

 

4. Cơ sở vật chất – kĩ thuật và khoa học – công nghệ

- Cơ sở vật chất – kĩ thuật ngành dịch vụ nước ta không ngừng được nâng cấp góp phần thu hút đầu tư và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dịch vụ, như giao thông, thương mại, du lịch,...

- Sự phát triển của khoa học - công nghệ đã thay đổi toàn diện hoạt động dịch vụ ở nước ta. Công nghệ hiện đại góp phần phát triển bền vững và thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành dịch vụ.

 

 

 

5. Chính sách

- Hệ thống chính sách có vai trò định hướng và tạo cơ hội phát triển các ngành dịch vụ ở nước ta. 

- Chính sách chuyển đổi mô hình tăng trưởng, việc kí kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới,... giúp cho các ngành dịch vụ hội nhập với khu vực và thế giới.

- Tuy nhiên, trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng, địa phương có sự khác nhau gây trở ngại cho việc hội nhập và nâng cao hiệu quả của các ngành dịch vụ ở một số vùng và địa phương.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Việt Nam nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động châu Á - Thái Bình - Dương, trên các tuyến thương mại, vận tải lớn của châu Á, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. 

=> Thuận lợi mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, liên kết xây dựng các tuyến du lịch, cung ứng dịch vụ logistics và kết nối với giao thông khu vực, quốc tế.

- Địa hình nước ta ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển mạng lưới đường giao thông, như hướng các tuyến đường, vị trí xây dựng cảng biển,... 

- Địa hình đa dạng, khung cảnh thiên nhiên đẹp thuận lợi phát triển nhiều loại hình du lịch trên núi, biển đảo, như ở Sa Pa, Đà Lạt, Hạ Long, Phú Quốc,... 

- Khí hậu khá ôn hoà nên các hoạt động dịch vụ thuận lợi diễn ra quanh năm. 

- Mạng lưới sông, hồ dày đặc tạo điều kiện phát triển giao thông đường thuỷ và buôn bán, du lịch trên sông, như ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

- Tuy nhiên, địa hình chia cắt mạnh, biến đổi khí hậu và các thiên tai gây nhiều khó khăn cho các hoạt động giao thông, thương mại, du lịch.

LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

CH: Lập sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ của nước ta.

Giải nhanh:

BÀI 19. VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

CH: Tìm hiểu về một ngành dịch vụ có ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống người dân tại địa phương em.

Giải nhanh:

Ngành du lịch tại Hà Nội.

- Vai trò:

+ Ngành dịch vụ quan trọng, đóng góp lớn vào GRDP của Hà Nội (chiếm 8,5% năm 2022).

+ Thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

+ Tạo việc làm cho hơn 500.000 lao động.

+ Góp phần quảng bá hình ảnh Hà Nội ra thế giới.

- Lợi thế:

+ Nền văn hóa lịch sử lâu đời, nhiều di tích văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng.

+ Vị trí địa lý thuận lợi: Giao thông thuận tiện, kết nối với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước và quốc tế.

+ Nguồn nhân lực dồi dào, trình độ chuyên môn ngày càng cao.

+ Hạ tầng du lịch ngày càng phát triển.

- Thách thức:

+ Cạnh tranh gay gắt từ các điểm du lịch khác trong khu vực.

+ Chất lượng dịch vụ du lịch chưa cao.

+ Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao.

+ Ô nhiễm môi trường.

- Giải pháp:

+ Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

+ Phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh.

+ Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

+ Bảo vệ môi trường.

- Một số điểm du lịch tiêu biểu:

+ Hồ Hoàn Kiếm.

+ Văn Miếu Quốc Tử Giám.

+ Hoàng thành Thăng Long.

+ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Chùa Một Cột.

+ Vịnh Hạ Long.

Ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Hà Nội. Ngành này có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, để phát triển mạnh mẽ hơn nữa, cần có sự chung tay góp sức của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người dân.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác