Dễ hiểu giải Địa lí 12 Kết nối tri thức bài 35: Thực hành

Giải dễ hiểu bài 35: Thực hành. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Địa lí 12 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 35. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG

CH:

- Tìm hiểu Địa lí địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) theo các chủ để.

- Viết báo cáo giới thiệu Địa lí địa phương theo một số chủ đề.

Giải nhanh:

Chủ đề 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ thành phố Hà Nội

* Quy mô diện tích: 

- Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương

- Diện tích: 3.358,6 km²

* Vị trí địa lý:

- Thủ đô Hà Nội nằm về phía Tây Bắc của vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Địa hình bao gồm vùng đồi núi ở phía Bắc, phía Tây và vùng đồng bằng ở trung tâm.

- Vị trí địa lý Hà Nội nằm ở 21.0278° vĩ độ Bắc và 105.8342° kinh độ Đông. 

- Thủ đô nằm tiếp giáp với các tỉnh sau:

+ Phía Bắc: tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên.

+ Phía Nam: tiếp giáp với Hòa Bình, Hà Nam.

+ Phía Đông: tiếp giáp với Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên.

+ Phía Tây: tiếp giáp với Phú Thọ.

* Sự phân chia hành chính: 

- Quận: Hà Nội có tổng cộng 12 quận, bao gồm: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông, Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm.

- Huyện: Thủ đô có 17 huyện, bao gồm: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Thanh Oai, Đan Phượng, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Trì, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thường Tín, Phú Xuyên, Mê Linh, Sóc Sơn và Ba Vì.

- Thị xã: Hà Nội có 1 thị xã là Sơn Tây, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 40km về phía Tây.

* Ý nghĩa của vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội:

- Vị trí địa lý Hà Nội đóng góp một phần không nhỏ trong sự thúc đẩy phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa cũng như mạng lưới giao thông Thủ đô. 

- Vị trí địa lý của Thủ đô Hà Nội có sự thuận lợi cả về mặt tự nhiên và xã hội, điều này góp phần giúp Thủ đô trở thành đầu tàu kinh tế với tốc độ phát triển nhanh, trở thành vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Bắc Bộ và đóng góp phần lớn ngân sách cho đất nước. 

- Vị thế dẫn đầu trong thu hút đầu tư và phát triển về mặt kinh tế của Hà Nội được biểu hiện xuyên suốt trong những năm tháng khi còn là kinh thành Thăng Long, trải qua nhiều chặng đường dài để có sự phồn vinh như ngày nay.

- Diện mạo Hà Nội hiện nay đã có những thay đổi lớn, văn minh hơn, hiện đại hơn với các đường vành đai, đường cao tốc chất lượng cao hay những con cầu lớn bắc qua sông Hồng. Đặc biệt, Thủ đô bắt đầu phát triển ngành du lịch nhằm khai thác lợi thế của “Thủ đô di sản” với hàng loạt hàng nghề, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Kinh tế phát triển nhanh, nguồn đầu tư dồi dào tác động tích cực đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân Thủ đô. 

- Bên cạnh đó, vị thế địa kinh tế của Hà Nội cũng được thể hiện thông qua vai trò dẫn dắt các tỉnh, thành phố tại khu vực phía Bắc thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tại từng địa phương.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác