Dễ hiểu giải Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài 14 Bệnh hại cây trồng
Giải dễ hiểu bài 14 Bệnh hại cây trồng. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bài 14: BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Quan sát Hình 14.1 và cho biết hình ảnh nào là cây trồng bị bệnh hại? Vì sao?
Giải nhanh:
A, B, C, D và G. Vì chúng đều có trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái do điều kiện ngoại cảnh hoặc sinh vật gây ra.
1. KHÁI NIỆM BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
Hình thành kiến thức:
1. Vì sao bệnh hại lại làm giảm năng suất và phẩm chất cây trồng
2. Vì sao bệnh sinh lí là tiền đề cho bệnh do sinh vật phát triển và gây hại cho cây trồng?
3. Vì sao bệnh do sinh vật gây hại có tính lây lan mạnh?
Giải nhanh:
1. Vì nó có ảnh hưởng xấu đến cây trồng, làm cây phát triển kém.
2. Vì nó là điều kiện thuận lợi cho các bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.
3. Vì nguồn bệnh có thể truyền bệnh qua trung gian và khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi, bệnh sẽ lây lan.
Luyện tập: Quan sát Hình 14.2; 14.3 và mô tả đặc điểm bất thường ở cây bị bệnh.
Giải nhanh:
- Hình 14.2: Cà chua bị bệnh héo xanh vi khuẩn; nho bị bệnh mốc sương; rễ đu đủ bị tuyến trùng, bệnh thối thân xì mủ sầu riêng.
- Hình 14.3: Ngô bị héo do nắng nóng; rau bị tuyết phủ; lá cafe bị thiếu lân; quả táo bị thiếu canxi.
Luyện tập: Quan sát Hình 14.4 và chỉ ra những triệu chứng bệnh hại cây trồng điển hình.
Giải nhanh:
Vết đốm, biến màu, biến dạng cây; héo rũ toàn cây hoặc héo bộ phận, thối hỏng hoặc khô cứng củ, quả, rễ non, thân mềm,. ....; u, bướu, chảy mủ, lỡ, loét…
2. MỘT SỐ BỆNH HẠI CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP
Hình thành kiến thức:
1. Vì sao bệnh đạo ôn hại lúa gây hại nặng khi trời âm u, thời tiết mát, độ ẩm cao?
2. Vì sao không nên bón thừa đạm, nên tăng cường bón kali để phòng bệnh đạo ôn hại lúa?
Giải nhanh:
1. Vì nấm thích nghi và phát triển mạnh trong điều kiện đó.
2. Vì bộ rễ lúa lớn, hút nhiều nhưng đất nghèo kali nên nấm đạo ôn phát sinh, gây hại mạnh.
Luyện tập: Quan sát Hình 14.5 và mô tả các triệu chứng của bệnh đạo ôn hại lúa.
Giải nhanh:
- Ban đầu vết bệnh nhỏ, sau lớn dần và hình thoi, ở giữa bị hoại tử và khô xám.
- Vết bệnh lan ra làm cho toàn bộ là bị cháy
- Tấn công ở cổ bông và cổ giẻ lúa, làm cho bông hoặc giẻ bị khô gãy.
Vận dụng: Ở địa phương em, vào mùa nào lúa dễ mắc bệnh đạo ôn? Vì sao?
Giải nhanh:
Giai đoạn lúa ôm đòng trổ, khoảng giữa tháng 4 đến đầu tháng 5 vì thời điểm đó là điều kiện thời tiết thuận lợi để nấm phát triển.
Hình thành kiến thức:
1. Tại sao bệnh xoăn vàng lá lại làm cây cà chua bị lùn?
2. Làm thế nào phòng ngừa bệnh xoăn vàng lá cà chua?
Giải nhanh:
1. Vì virus này tồn tại bên trong cây, lan truyền từ cây này sang cây khác chủ yếu nhờ bọ phấn, bọ trĩ; hoặc qua vết thương cơ giới.
2. Dùng giống kháng virus; nhổ bỏ cây bệnh; luân canh nghiêm ngặt; vệ sinh đồng ruộng; diệt trừ sinh vật trung gian truyền bệnh…
Luyện tập: Quan sát Hình 14.6 và mô tả triệu chứng của bệnh xoăn vàng lá cà chua
Giải nhanh:
Lá bị xoăn, xuất hiện đầu tiên từ lá ngọn; lá bị đốm vàng; thân thấp lùn, phình to.
Vận dụng:
1. Tìm hiểu và kể tên một số giống cà chua kháng bệnh xoăn vàng lá ở Việt Nam.
2. Ở địa phương em, trồng cà chua ở thời vụ nào dễ bị nhiễm bệnh xoăn vàng lá?
Giải nhanh:
1. Giống cà chua MV1; giống cà chua lai HT7; giống cà chua C95;…
2. Vào thời tiết nóng, ẩm.
Hình thành kiến thức:
1. Vì sao ở vườn trồng dày, đất dễ ngập úng thường bị bệnh vàng lá gân xanh nặng hơn?
2. Vì sao cắt tỉa cành cho cây cam giúp phòng ngừa được bệnh vàng lá gân xanh?
Giải nhanh:
1. Vì khi này rầy phát triển mạnh làm bệnh lây lan rất nhanh.
2. Vì cắt tỉa cành để vườn thông thoáng, tránh giao tán cây, hạn chế lây lan bệnh.
Luyện tập: Quan sát Hình 14.7 và mô tả triệu chứng của bệnh vàng lá gân xanh hại cam.
Giải nhanh:
Phiến lá hẹp, màu vàng nhưng gân lá màu xanh; lá mọc thẳng đứng như tai thỏ, khoảng cách giữa các lá ngắn; quả nhỏ, dị hình; hạt bị lép, màu nâu.
Vận dụng: Ở địa phương em, cây cam có được trồng xen với các cây trồng khác không? Cách trồng đó có phòng ngừa được bệnh vàng lá gân xanh không? Vì sao?
Giải nhanh:
Có được trồng. Có vì cách làm đó giúp xua đuổi rầy - tác nhân gây bệnh.
Hình thành kiến thức: Vì sao rễ cây hồ tiêu bị bệnh tuyến trùng lại nổi các nốt u sần và làm cây bị héo?
Giải nhanh:
Vì tuyến trùng chích hút, bơm độc tố vào rễ, làm rễ bị nghẽn mạch, phồng to, giảm khả năng hấp thu nước và dưỡng chất.
Luyện tập: Quan sát Hình 14.8 và mô tả đặc điểm cấu tạo của tuyến trùng, triệu chứng của bệnh tuyến trùng hại cây hồ tiêu.
Giải nhanh:
- Cấu tạo: thực quản, kim chích, cơ quan sinh dục.
- Triệu chứng: sinh trưởng kém, cằn cỗi; rễ kém phát triển, có khối u sần; lá vàng, cây héo.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận