Đề cương ôn tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo học kì 2

Đề cương ôn tập môn Địa lí lớp 6 bộ sách Chân trời sáng tạo mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Địa lí 6. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.

A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

CHỦ ĐỀ 4: KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

  • LỚP VỎ KHÍ. KHỐI KHÍ, KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT

1. Các tầng khí quyển và thành phần không khí

* Các tầng khí quyển: Gồm 3 tầng

- Đối lưu: Độ cao < 16km, Không khí bị xáo trộn mạnh, chuyển động theo chiều thẳng đứng. Xảy ra các hiện tượng tự nhiên: mây, mưa,… 

- Bình lưu: Độ cao 16-50km, có lớp ôdôn ngăn cản tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người. Không khí chuyển động thành luồng ngang.

- Các tầng cao của khí quyển: Độ cao >50 km, Không khí cực loãng. Ít ảnh hưởng trực tiếp tới thiên nhiên và đời sống con người trên mặt đất.

* Thành phần không khí: nNito: 78%, oxi: 21%, cacbonic, hơi nước và các khí khác: 1%.

2. Khối khí

- Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.

- Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.

- Khối khí đại dương hình thành trên các biền và đại dương, có độ ẩm lớn.

- Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô

3. Khí áp và gió trên Trái Đất

* Khí áp: Là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. Đơn vị đo Khí áp: mm thủy ngân.

* Các đai Khí áp trên Trái đất

- Phân bố: Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai Khí áp thấp và cao từ Xích đạo về cực. Có 7 đai áp.

- Phân loại: Áp thấp và áp cao.

* Gió trên Trái Đất

- Các loại gió chính trên Trái Đất: Gió Mậu dịch (Tín phong), gió Tây ôn đới và gió Đông cực.

  • THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU. CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT

1. Nhiệt độ không khí

- Mặt Trời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt chủ yếu cho Trái Đất.

- Dụng cụ đo nhiệt độ không khí là nhiệt kế.

2. Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ

- Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao.

- Ở các vùng vĩ độ thấp nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất nóng.

- Càng lên cực, mặt đất nhận được ít nhiệt hơn, không khí trên mặt đất cũng ít nóng hơn.

3. Độ ẩm không khí, mây và mưa

* Độ ẩm không khí: Trong không khí có hơi nước. Hơi nước tạo ra độ ẩm của không khí.

- Dụng cụ để đo độ ẩm của không khí gọi là ẩm kế.

- Nhiệt độ không khí càng cao thì khả năng chứa hơi nước của không khí càng lớn.

* Mây và mưa

- Lượng hơi nước trong không khí đã bão hoà hơi nước bốc lên cao hoặc hơi nước tiếp xúc với khối không khí lạnh sẽ ngưng tụ tạo ra các hiện tượng mây, mưa, sương,...

- Hơi nước bốc lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành các hạt nước (mây), gặp điều kiện thuận lơi hạt nước to dần và rơi xuống, gọi là mưa.

- Dụng cụ đo mưa là vũ kế.

4. Thời tiết và khí hậu

- Thời tiết: Là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể. Được xác định bằng nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và gió. Thời tiết luôn thay đổi.

- Khí hậu: Là tổng hợp các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió,...) của nơi đó, trong một thời gian dài và đã trở thành quy luật.

5. Các đới khí hậu trên Trái Đất

- Các đới khí hậu: Đới nóng, hai đới ôn hòa và hai đới lạnh.

- Đới nóng: Nằm giữa hai chí tuyến Bắc, Nam. Quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm > 20°C. Lượng mưa trung bình 1000-2000mm. Có gió Mậu dịch.

- Đới ôn hòa: Nằm giữa các đường chí tuyến đến vòng cực, Nhiệt độ trung bình, các mùa trong năm rõ rệt, Lượng mưa trung bình 500-1500mm. Có gió Tây ôn đới

- Đới lạnh: Từ hai vùng cực đến cực. Quanh năm lạnh giá, băng tuyết bao phủ. Chênh lệch ngày đêm lên tới 24 giờ. Lượng mưa trung bình thấp (dưới 500mm). Có gió Đông cực.

  • BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1. Biến đổi khí hậu

- Biểu hiện: Sự nóng lên toàn cầu, Mực nước biển dâng, Gia tăng các hiện tượng khí tượng cực đoan (băng tan, bão, lũ lụt,…).

- Nguyên nhân: Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt của con người làm tăng nhanh khí CO2.

* Tác động

+ Tích cực: Mở ra các tuyến hàng hải mới, nhiều vùng đất lạnh giá có thể canh tác được,…

+ Tiêu cực: Thiệt hại lớn về người, của từ các thiên tai; nhiều vùng đất bị ngập, sạt lở,…

- Giải pháp: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, Sử dụng phương tiện giao thông công cộng, Hạn chế dùng túi ni-lông, đồ nhựa, Tích cực trồng cây xanh, bảo vệ rừng,...

2. Phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

- Một số biện pháp phòng tránh thiên tai:

+ Trước khi xảy ra thiên tai: Dự báo thời tiết, dự trữ lương thực, trồng và bảo vệ rừng, xây dựng hồ chứa, sơ tán người dân.

+ Trong khi xảy ra thiên tai: Ở nơi an toàn, hạn chế di chuyển, giữ gìn sức khoẻ, sử dụng nước và thực phẩm tiết kiệm, theo dõi thông tin thiên tai.

+ Sau khi xảy ra thiên tai: Khắc phục sự cố, vệ sinh nơi ở, vệ sinh môi trường, giúp đỡ người khác.

- Một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

+ Tăng cường trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.

+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.

+ Sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

+ Sử dụng nước và thực phẩm hợp lí, tiết kiệm,…

CHỦ ĐỀ 5: NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT

  • THỦY QUYỂN. VÒNG TUẦN HOÀN NƯỚC, NƯỚC NGẦM, BĂNG HÀ

1. Thủy quyển, thành phần chủ yếu của thủy quyển

-  Là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, nằm trên bề mặt và bên trong của vỏ Trái Đất.

- Phân bố: Trên Trái Đất nước chiếm gần 3/4 diện tích chủ yếu nằm ở bán cầu Nam.

- Lớp nước trên Trái Đất gồm có: Nước ở các đại dương, biển, ở sông, hồ, đầm lầy, dưới đất (nước ngầm), tuyết, băng, Hơi nước trong khí quyển.

2. Vòng tuần hoàn lớn của nước

* Vòng tuần hoàn nước

- Nước từ các mạch nước ngầm, hồ, lục địa, đại dương và biển -> tụ thành các đám mây -> tạo thành mưa (nước hoặc tuyết rơi)-> chảy xuống biển và đại dương; ngấm xuống dưới đất; rơi xuống ao, hồ, sông, suối,…-> chảy ra biển và đại dương, tiếp tục chu trình vòng tuần hoàn nước.

* Phân loại

- Vòng tuần hoàn nhỏ

- Vòng tuần hoàn lớn

3. Nước ngầm và băng hà

* Nước ngầm

- Các yếu tố tạo nên lượng nước ngầm: địa hình, nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi,...

- Phân bố: Chiếm 30% lượng nước ngọt trên thế giới và phân bố khắp nơi.

- Vai trò: cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới; góp phần ổn định dòng chảy của sông ngòi; cố định các lớp đất đá bên trên, ngăn chặn sự sụt lún,…

* Băng hà

- Phân bố: 99% băng hà phân bố ở vùng cực, chủ yếu ở Nam cực, các dãy núi cao.

- Vai trò: góp phần điều hoà nhiệt độ, cung cấp nước cho các dòng sông, là một lượng nước ngọt quan trọng trong tương lai.

  • SÔNG VÀ HỒ

1. Sông và lưu lượng nước của sông

* Lưu lượng nước sông: Là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông, ở một địa điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. Đơn vị tính lưu lượng nước thường là m3/s.

* Mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước sông

+ Chế độ nước phụ thuộc vào chế độ mưa, nguồn nước đổ vào các sông là do nước mưa.

+ Các sông ở vùng vĩ độ cao, nước sông dâng nhanh, chảy mạnh vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè khi băng tuyết tan.

2. Hồ

-  Là một dạng địa hình trũng chứa nước, thường khép kín và không trực tiếp thông ra biển. Có nguồn gốc hình thành và hình dạng khác nhau.

3. Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ

- Đặc điểm: Nước sông, hồ thường bao phủ một không gian rộng lớn.

- Vai trò của nước sông, hồ: Sinh hoạt; Nông nghiệp đánh bắt và nuôi thủy sản; Thủy điện, chế biến thủy sản; Giao thông vận tải đường sông, hồ; Du lịch, thể thao, giải trí,...

- Mục đích sử dụng tổng hợp nước sông, hồ: Nâng cao hiệu quả kinh tế; Tránh lãng phí nguồn tài nguyên; Bảo vệ tài nguyên nước.

  • BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

1. Các Đại dương trên Trái Đất

- Đại dương thế giới là lớp nước liên tục, bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt Trái Đất.

- Các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

- Trên các đại dương còn có các biển, vũng, vịnh và đảo,…

2. Nhiệt độ, độ muối, của nước biển và đại dương

* Đặc điểm: Nước ở biển và đại dương có vị mặn, độ muối trung bình là 35%o và khác nhau giữa các vùng.

- Nhiệt độ trung bình bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là khoảng 17oC.

* Nguyên nhân

- Nhiệt độ khác nhau giữa các vùng biển: Vị trí địa lí, Điều kiện khí hậu, Một số điều kiện tự nhiên khác (nước, đất,…).

- Độ muối khác nhau giữa các vùng biển: Nguồn nước sông chảy vào; Độ bốc hơi của nước trên biển và đại dương khác nhau.

3. Sự vận động của nước biển và đại dương

* Sóng biển: Là sự chuyển động tại chỗ của các lớp nước trên mặt

- Nguyên nhân chính tạo ra sóng là do gió. Gió càng mạnh thì sóng càng lớn.

- Phân loại: sóng thần, sóng bạc đầu, sóng lừng,...

- Ảnh hưởng: Sóng thần gây thiệt hại lớn về người và tài sản,...

* Thuỷ triều: Là hiện tượng nước biển dâng lên, hạ xuống trong một thời gian nhất định trong ngày.

- Nguyên nhân: Do sức hút của Mặt Trời, Mặt Trăng đối với Trái Đất.

- Phân loại: Triều cường và triều kém.

- Ảnh hưởng: Khai thác năng lượng, áp dụng trong quân sự, đánh bắt hải sản,...

* Dòng biển:  Là các dòng nước chảy trong biển và đại dương.

- Nguyên nhân: Do hệ thống gió thường xuyên của hoàn lưu khí quyển.

- Phân loại: Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

- Ảnh hưởng: thời tiết và khí hậu nơi dòng biển chạy qua, tạo ra các ngư trường giàu hải sản,…

  • ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT

1. Lớp đất, các thành phần chính của đất và tầng đất

* Lớp đất: Là lớp vật chất mỏng, tơi xốp bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì.

- Độ phì là khả năng cung cấp nước, không khí, nhiệt và các chất dinh dưỡng cho thực vật sinh trưởng và phát triển.

* Các thành phần chính của đất

- Lớp đất trên các lục địa bao gồm:chất vô cơ, chất hữu cơ, nước, không khí.

- Chất vô cơ chiếm phần lớn trọng lượng của đất bao gồm các hạt cát, hạt sét...

- Chất hữu cơ chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng là phần quan trọng nhất của đất.

- Nước và không khí tồn tại giữa các khe hở của đất, giúp sinh vật sinh trưởng và phát triển.

* Các tầng đất

- Các tầng: Tầng hữu cơ, tầng đá mặt, tầng tích tụ và tầng đá mẹ.

2. Các nhân tố hình thành đất

- Đá mẹ là nguồn cung cất vật chất vô cơ cho đất quyết định thành phần khoáng vật, ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất.

- Khí hậu tác động tới quá trình hình thành đất bằng lượng mưa và nhiệt độ. Lượng mưa quyết định mức độ rửa trôi, nhiệt độ thúc đẩy quá trình hòa tan và tích tụ chất hữu cơ.

- Sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đất, góp phần tích tụ, phân hủy và biến đổi chất hữu cơ, tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ,…

3. Một số nhóm đất điển hình trên thế giới

- Chia thành các nhóm đất dựa vào: Quá trình, nhân tố hình thành và tính chất của đất.

- Một số nhóm đất chính: Đất đen thảo nguyên ôn đới, đất pốtdôn, đất đỏ vàng nhiệt đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.

- Các nhóm đất có sự khác nhau rất lớn về màu sắc, thành phần, bề dày và độ xốp.

  • SINH VẬT VÀ SỰ PHÂN BỐ CÁC ĐỚI THIÊN NHIÊN, RỪNG NHIỆT ĐỚI

1. Sự đa dạng của sinh vật trên lục địa

* Thực vật

- Đặc điểm: Phong phú và đa dạng, Có sự khác biệt rõ rệt giữa các đới khí hậu.

- Nhân tố ảnh hưởng: Khí hậu có vai trò chủ yếu trong việc hình thành các thảm thực vật.

- Phân bố: Từ cực về Xích đạo có đài nguyên, rừng lá kim, thảo nguyên, hoang mạc, rừng nhiệt đới,…

* Động vật

- Đặc điểm: chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật; Giới động vật phong phú, đa dạng.; Có sự khác biệt giữa các đới khí hậu.

- Phân bố rộng khắp trên thế giới, từ đất liền đến đại dương.

2. Các đới thiên nhiên trên thế giới

- Nóng: Nền nhiệt độ cao. Lượng mưa lớn,  Giới động, thực vật phong phú và đa dạng.

- Ôn hoà: Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, thời tiết thay đổi thất thường. Thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa. Thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông, động vật ít hơn so với đới nóng.

- Lạnh: Khí hậu khắc nghiệt. Xứ sở của băng tuyết, nhiệt độ trung bình và lượng mưa rất thấp. Thực vật kém phát triển bao gồm các cây thấp, lùn, xen với rêu, địa y. Động vật có lông và mỡ dày.

3. Rừng nhiệt đới

- Phân bố: Từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

- Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm > 21oC, Lượng mưa trung bình năm trên 1700 mm.

- Phân loại: Rừng nhiệt đới gió mùa và rừng mưa nhiệt đới

CHỦ ĐỀ 7: CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN

  • DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ

1. Quy mô dân số thế giới

- Năm 2018, thế giới có 7,6 tỉ dân, sống trong hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

- Số dân của các quốc gia rất khác nhau và luôn biến động.

- Dân số trên thế giới không ngừng tăng lên theo thời gian.

2. Phân bố dân cư

- Phân bố dân cư và mật độ dân số thế giới thay đổi theo thời gian và không đều trong không gian.

- Nơi đông dân: Nơi kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi, các hoạt động sản xuất phát triển, định cư lâu đời,…

- Nơi thưa dân: Các vùng khí hậu khắc nghiệt (băng giá, hoang mạc khô hạn,…), địa hình núi cao, sản xuất không thuận lợi,…

3.  Một số thành phố đông dân nhất thế giới

- Phần lớn con người sống ở các đô thị và ngày càng tăng.

- Số lượng các siêu đô thị trên thế giới ngày càng tăng lên. Các đô thị đông dân phân bố không đều, chủ yếu ở châu Á.

- Năm siêu đô thị có số dân đông nhất thế giới (trên 20 triệu người): Tô-ky-ô, Niu Đê-li, Thượng Hải, Xao Pao-lô, Mê-hi-cô-xi-ti.

  • CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN

1. Ảnh hưởng của thiên nhiên đến sinh hoạt và sản xuất

- Thiên nhiên cung cấp những điều kiện hết sức cần thiết (không khí, ánh sáng, nhiệt độ, nước,...) để con người có thể tồn tại.

- Thiên nhiên cũng ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất của con người như thiên tai, bão, lũ, dịch bệnh,…

2. Tác động của con người tới thiên nhiên

* Tích cực

- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Tăng cường trồng và bảo vệ rừng.

- Bón phân hợp lí, cải tạo đất, chống suy thoái môi trường,…

* Tiêu cực

- Làm ô nhiễm môi trường

- Làm suy giảm nguồn tài nguyên

3. Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên

-  Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu thế hệ hiện tại của con người nhưng không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai.

- Ý nghĩa

+ Giữ gìn sự đa dạng sinh học, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên.

+ Bảo vệ được không gian sống của con người.

+ Đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội.

- Biện pháp: Sử dụng tài nguyên hợp lí, tiết kiệm, Phát triển công nghệ tìm tài nguyên thay thế,…

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Tại sao nói các dòng biển lại ảnh hưởng lớn đến khí hậu các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua?

Câu 2: Nước biển và đại dương có những hình thức vận động nào? Giải thích nguyên nhân hình thành các hình thức vận động đó?

Câu 3: Cho biết tỉ lệ các thành phần của không khí? Hơi nước có vai trò gì?

Câu 4: Trình bày được quá trình tạo thành mây, mưa? Trên Trái Đất lượng mưa phân bố như thế nào?

Câu 5: Khả năng chịu ảnh hưởng của khí hậu giữa động vật và thực vật khác nhau như thế nào? Em hãy trình bày các nhân tố quan trọng hình thành đất?

Câu 6: Dựa vào đâu để phân ra các khối khí: nóng, lạnh, đại dương, lục địa? Nêu vị trí hình thành và tính chất từng loại khối khí?

Câu 7: Nêu sự khác nhau giữa phụ lưu và chi lưu? Em hãy nêu lợi ích và tác hại của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất của con người?

Câu 8: Độ muối trung bình của nước trong các biển và đại dương là 35% vì sao độ muối của biển nước ta chỉ là 33%?

Câu 9: 

Cho bảng số liệu về lượng mưa(mm) ở Thành phố Hồ Chí Minh:

Tháng123456789101112
Lượng mưa181416351101601501451581405525

- Tính tổng lượng mưa trong năm

- Tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa mưa (t5- t10)

- Tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa khô (t11- t4)

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo học kì 2, ôn tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo học kì 2, Kiến thức ôn tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo kì 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo