Đề cương ôn tập Công dân 6 chân trời sáng tạo học kì 1
Đề cương ôn tập môn Công dân 6 bộ sách Chân trời sáng tạo mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Công dân 6. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
a. Truyền thống của gia đình, dòng họ
- Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi gia đình, dòng họ Việt Nam đều có truyền thống về văn hoá, đạo đức, lao động, nghề nghiệp, học tập,...
- Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ là thể hiện sự hài lòng, hãnh diện về các giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra.
b. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
- Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực, vượt qua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công.
- Truyền thống tốt đẹp của các gia đình, dòng họ góp phần làm phong phú thêm truyền thống và bản sắc dân tộc.
c. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ
- Cần giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi.
- Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.
2. Yêu thương con người
a. Thế nào là yêu thương con người?
- Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
b. Biểu hiện của yêu thương con người
- Biểu hiện của yêu thương con người:
+ Giúp đỡ, cảm thông chia sẻ những khó khăn, đau thương của người khác.
+ Biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác khi họ sửa chữa.
+ Khi cần thiết có thể hi sinh quyền lợi của bản thân vì người khác.
+ Tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện…
- Biểu hiện chưa yêu thương con người:
+ Thờ ơ, lạnh nhạt, bàng quan đối với khó khăn của người khác.
+ Không giúp đỡ khi chứng kiến người khác khó khăn, hoạn nạn.
+ Làm những điều có hại cho người khác vì sự ích kỉ, tham lam của mình.
c. Giá trị của tình yêu thương
- Mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống.
- Giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn;
- Làm cho mối quan hệ giữa con người với con người thêm gần gũi, gắn bó;
- Góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn.
- Người biết yêu thương con người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng.
=> Yêu thương con người là tình cảm quý giá, một giá trị nhân văn và là truyền thống quý báu của dân tộc mà mỗi chúng ta cần phải gìn giữ và phát huy.
3. Siêng năng, kiên trì
a. Thế nào là siêng năng kiên trì?
- Siêng năng là tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó, thường xuyên của con người.
- Kiên trì là tính cách làm việc miệt mài, quyết tâm giữ và thực hiện ý định đến cùng, dù gặp khó khăn, trở ngại cũng không nản chí.
b. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì
- Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập:
+ Đi học đều (chuyên cần).
+ Chăm chỉ học hành, kiên trì phấn đấu để đạt mục tiêu học tập.
- Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong lao động:
+ Chăm chỉ làm việc không ngại khó.
+ Làm việc thường xuyên, liên tục.
+ Kiên trì lao động dù gặp khó khăn cũng không nản chí.
- Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong cuộc sống:
+ Luôn trau dồi kiến thức hằng ngày.
+ Quyết tâm phấn đấu đạt mục đích cuộc sống.
c. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì
- Siêng năng, kiên trì giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và hướng đến thành công.
- Để rèn luyện tính siêng năng, kiên trì, em cần học tập chuyên cần, chăm chỉ rèn luyện kĩ năng sống, không ngừng hoàn thiện hành vi, thái độ và sự ứng xử trước những khó khăn và thách thức.
4. Tôn trọng sự thật
a. Biểu hiện của tôn trọng sự thật
- Tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật, bảo vệ sự thật.
- Biểu hiện:
+ Học sinh nói đúng sự thật với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh.
+ Người dân nói thật, cung cấp đúng thông tin với những người có trách nhiệm;
+ Nhận xét, đánh giá đúng sự thật, dù có thể không có lợi cho mình.
+ Sống ngay thẳng, thật thà, nhận lỗi khi có khuyết điểm.
b. Vì sao phải tôn trọng sự thật
- Tôn trọng sự thật giúp chúng ta hiểu rõ về sự việc, hiện tượng, từ đó có cái nhìn đúng để giải quyết tốt mọi công việc.
- Tôn trọng sự thật là đức tính cần thiết, quý báu, giúp con người nâng cao phẩm giá bản thân, góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, được mọi người tin yêu, quý trọng.
- Để tôn trọng sự thật, chúng ta cần nhận thức đúng, có hành động và thái độ phù hợp với sự thật. Ngoài ra, còn phải bảo vệ sự thật, phản ứng với các hành vi thiếu tôn trọng sự thật, bóp méo sự thật.
5. Tự lập
a. Sống tự lập
- Tự lập là chủ động, tự giác làm các công việc bằng khả năng, sức lực của mình.
b. Biểu hiện của tính tự lập
- Biểu hiện của tự lập:
+ Tự suy nghĩ, tự thực hiện, tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
+ Bản lĩnh, tự mình tìm cách vượt qua khó khăn.
+ Có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì, bền bỉ thực hiện kế hoạch đã đề ra.
- Biểu hiện trái với tự lập:
+ Ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.
+ Trông chờ vào may rủi.
+ Sống biệt lập, chỉ biết đến bản thân, không cần quan hệ, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.
c. Ý nghĩa tự lập
- Tự lập giúp chúng ta:
+ Làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm.
+ Tự tin, bản lĩnh, giải quyết các công việc hiệu quả và làm chủ được cuộc sống
+ Nhận được sự kính trọng của mọi người.
- Để rèn luyện tính tự lập, chúng ta cần chủ động làm việc, tự tin và quyết tâm khi thực hiện hành động.
6. Tự nhận thức bản thân
a. Tự nhận thức bản thân
Tự nhận thức bản thân là tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm riêng của mình để từ đó hoàn thiện bản thân.
b. Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân
- Tự nhận thức đúng đắn về bản thân giúp chúng ta tin tưởng vào những giá trị của chính mình để phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm và kiên định với những mục tiêu đã đặt ra.
c. Các cách tự nhận thức bản thân
- Tự nhận xét bản thân một cách khách quan trong hoạt động học tập và sinh hoạt hằng ngày.
- Lắng nghe ý kiến của người thân, bạn bè, thầy cô và những người xung quanh.
- Tham gia hoạt động thử thách để khám phá bản thân.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận