Đáp án Sinh học 12 chân trời Bài Ôn tập Chương 2

Đáp án Bài Ôn tập Chương 2. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Sinh học 12 chân trời dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ÔN TẬP CHƯƠNG 2

Câu 1: Cho biết những trường hợp nào sau đây là thường biến. Giải thích.

a) Cây xương rồng ở sa mạc có lá biến đổi thành gai.

b) Vào mùa đông, nhiều loài cây gỗ có hiện tượng rụng lá.

c) Bọ que có hình thái cơ thể giống cành cây.

d) Khi di chuyển từ đồng bằng lên vùng núi, hoạt động của hệ hô hấp và hệ tuần hoàn tăng lên.

e) Thằn lằn sau khi bị đứt đuôi có thể tái sinh đuôi mới.

Đáp án chuẩn:

b) Do cây rụng lá vào mùa đông và đâm chồi và mùa xuân, kiểu hình của cây có sự thay đổi khi môi trường thay đổi.

Câu 2: Một nhà khoa học đã trồng các cây cỏ thi (Achillea millefolium) thuộc hai dòng khác nhau (các cây cùng dòng có cùng kiểu gene) ở ba vùng có chiều cao so với mặt nước biển khác nhau, điều kiện chăm sóc như nhau. Sau một thời gian, quan sát thấy kết quả như Hình 1.

ÔN TẬP CHƯƠNG 2

a) Nhận xét và giải thích về sự biểu hiện kiểu hình ở mỗi dòng khi được trồng ở cùng độ cao. 

b) Trường hợp khi thay đổi độ cao nhưng kiểu hình ở mỗi dòng không thay đổi, ta có thể kết luận được điều gì về sự biểu hiện kiểu hình ở hai dòng cỏ thi?

Đáp án chuẩn:

a)

Nhận xét:

  * Dòng A:

    - Ở độ cao 30m: cây phát triển mạnh, lá xum xuê, hoa màu vàng đậm.

    - Ở độ cao 3050m: cây thân mảnh, ít lá, hoa màu nhạt.

    - Ở độ cao 1400m: cây phát triển kém, ít lá, ít hoa, thân thấp.

  * Dòng B:

    - Ở độ cao 30m: cây thân cao, ít lá, hoa màu vàng sậm, phát triển tốt.

    - Ở độ cao 1400m: cây thân thấp, nhiều lá, ít hoa, hoa màu xanh biển đậm.

    - Ở độ cao 3050m: lá phát triển mạnh, thân cây thấp nhất, hoa màu nhạt.

Giải thích: Kiểu gene tương tác với môi trường và biểu hiện ra các kiểu hình khác nhau. Cùng một kiểu gene trong các điều kiện môi trường khác nhau cũng cho ra các kiểu hình khác nhau, giải thích sự khác biệt giữa các cây cỏ thi trong thí nghiệm.

b) Nếu thay đổi độ cao mà kiểu hình mỗi dòng không thay đổi, có thể kết luận kiểu hình của cỏ thi do kiểu gene quy định, môi trường không thể thay đổi được.

Câu 3: Dựa vào hiểu biết về mối quan hệ giữa kiểu gene - kiểu hình - môi trường, hãy giải thích cơ sở cho việc cần đảm bảo môi trường sống lành mạnh và sức khoẻ tinh thần tốt cho phụ nữ trong giai đoạn mang thai.

Đáp án chuẩn:

Môi trường không lành mạnh có thể chứa nhiều tác nhân gây hại, ảnh hưởng đến thai nhi. Phụ nữ mang thai cần sức khỏe tinh thần tốt để duy trì sức khỏe cơ thể ổn định, bao gồm cả hệ miễn dịch, hormone, giúp thai nhi phát triển bình thường.

Câu 4: Quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 2

a) Cho biết hiện tượng nào là thường biến. Giải thích.

b) Hai hiện tượng trên có đặc điểm gì giống và khác nhau (về sự biểu hiện kiểu hình, khả năng di truyền, ý nghĩa)?

Đáp án chuẩn:

a) Hiện tượng a là thường biến. Khi điều kiện môi trường thay đổi, kiểu hình của cáo tuyết cũng thay đổi theo.

b) 

- Giống nhau: đều thích nghi với các điều kiện của môi trường sống, có khả năng di truyền cho các thế hệ sau.

- Khác nha

 

Hiện tượng a

Hiện tượng b

Sự biểu hiện kiểu hình

Kiểu hình thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi.

Kiểu hình không thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi.

Khả năng di truyền

Có khả năng di truyền cho đời sau, tùy vào điều kiện môi trường sẽ có sự thay đổi.

Luôn di truyền cho thế hệ sau.

Ý nghĩa

Thích nghi khi điều kiện môi trường sống thay đổi

Ngụy trang, tránh kẻ thù, thích nghi với môi trường sống.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác