Đáp án lịch sử 7 chân trời bài 5 Phong trào cải cách tôn giáo

Đáp án bài 5 Phong trào cải cách tôn giáo. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học lịch sử 7 chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 5. PHONG TRÀO CẢI CÁCH TÔN GIÁO

1. Nguyên nhân của phong trào Cải cách tôn giáo

Câu 1: 

- Vì sao xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo?

- Tại sao việc nhà thờ bán "thẻ miễn tội" lại châm ngòi cho phong trào Cải cách tôn giáo bùng nổ?

Giải nhanh:

* Nguyên nhân xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo:

- Thời kỳ Phục hưng: Giáo hội Thiên Chúa giáo đối đầu với những ý tưởng tiến bộ và trở thành lực lượng cản trở sự tiến bộ xã hội. Giai cấp tư sản nổi lên muốn "cải cách" lại Giáo hội.

- Năm 1517: Giáo hội cho phép bán "thẻ miễn tội" để thu tiền. Sự kiện này làm nổi lên phong trào Cải cách tôn giáo.

* Việc bán "thẻ miễn tội" đã kích hoạt phong trào Cải cách tôn giáo vì:

- Nhiều người dân coi đây là hành động tấn tiền trắng trợn và lừa bịp của Giáo hội.

- Mọi người tin rằng số phận con người do Chúa quyết định, chỉ cần tin vào Chúa là được cứu rỗi, không cần phải chi tiêu.

- Hành động này chỉ nhằm vào lợi ích của Giáo hội.

2. Nội dung và tác động của cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu

Câu 1: 

- Nội dung cơ bản của các cuộc cải cách tôn giáo là gì? Theo em, tư liệu 5.2 và 5.3 thể hiện nội dung nào của cải cách?

- Xã hội châu Âu đã có những thay đổi gì từ phong trào Cải cách tôn giáo?

Giải bài 5 Phong trào cải cách tôn giáoGiải bài 5 Phong trào cải cách tôn giáo

Giải nhanh:

Nội dung cơ bản của các cuộc cải cách tôn giáo:

- Phê phán hành vi sai trái của Giáo hội và việc tùy tiện giải thích Kinh thánh.

- Cho rằng chỉ cần tin vào Thiên Chúa và Kinh Thánh để được cứu rỗi, không cần giáo sĩ hay nghi lễ phức tạp.

- Phủ nhận vai trò Giáo hội, Giáo hoàng, không thờ tranh tượng, xây dựng Giáo hội đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm thời gian.

Những biến đổi của xã hội châu Âu từ phong trào Cải cách tôn giáo:

- Đạo Ki-tô chia thành Thiên Chúa giáo và Tin Lành.

- Đàn áp Tân giáo dẫn đến bất ổn xã hội và chiến tranh nông dân Đức năm 1524.

- Phong trào thúc đẩy kinh tế tư sản, các thành phố theo đạo Tin Lành phát triển hơn.

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Câu 1: Tại sao nói cải cách tôn giáo là một phong trào chống lại chế độ phong kiến Tây Âu?

Giải nhanh:

Cải cách tôn giáo là phong trào chống lại chế độ phong kiến Tây Âu, vì đã lên án nghiêm khắc giáo hội Thiên Chúa - chỗ dựa của chế độ phong kiến. Phong trào không nhằm xoá bỏ tôn giáo mà lên án việc phong kiến sử dụng tôn giáo để áp bức và khống chế quần chúng, nô dịch tri thức và khoa học. Từ phong trào này, cuộc đấu tranh của nông dân hỗ trợ giai cấp tư sản chống lại phong kiến. Phong trào Cải cách tôn giáo đã tấn công trực diện vào trật tự xã hội phong kiến trong các lĩnh vực văn hoá, tư tưởng và tôn giáo.

Câu 2: Sưu tầm tư liệu về Mác-tin Lu-thơ và tư tưởng cải cách của ông.

Giải nhanh:

Martin Luther sinh năm 1483 tại Eisleben trong một gia đình nghèo. Năm 1501, ông vào học luật tại Đại học Erfurt và tốt nghiệp nhanh chóng. Năm 1506, ông vào tu viện và trở thành tu sĩ. Năm 1508, khi đọc thơ Rô-ma, ông nhận ra rằng con người được cứu rỗi bởi lòng tin vào Đức Chúa Trời qua Đấng Christ, chứ không phải qua nghi lễ của Giáo hội. Phát hiện này đã thay đổi cuộc đời ông và lịch sử. 

Ông làm giáo sư tại Đại học Wittenberg từ năm 1508 đến khi qua đời năm 1546. Luther khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo ở Đức, lên án Giáo hoàng và giáo lý giả dối của Giáo hội, đòi quay về với giáo lý Ki-tô nguyên thủy. Năm 1517, ông viết “Luận văn 95 điều” tố cáo việc mua bán thẻ miễn tội, cho rằng lòng tin vào Đức Chúa là đủ để được cứu vớt. Phong trào cải cách tôn giáo ở Đức diễn ra quyết liệt, được nhiều nông dân ủng hộ và xung đột với Giáo hội. Đến năm 1555, tư tưởng của Luther được công nhận và lan rộng khắp châu Âu.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác