5 phút giải Lịch sử 7 chân trời sáng tạo trang 24
5 phút giải Lịch sử 7 chân trời sáng tạo trang 24. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
BÀI 5. PHONG TRÀO CẢI CÁCH TÔN GIÁO
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
1. Nguyên nhân của phong trào Cải cách tôn giáo
CH1: - Vì sao xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo?
- Tại sao việc nhà thờ bán "thẻ miễn tội" lại châm ngòi cho phong trào Cải cách tôn giáo bùng nổ?
2. Nội dung và tác động của cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu
CH1: - Nội dung cơ bản của các cuộc cải cách tôn giáo là gì? Theo em, tư liệu 5.2 và 5.3 thể hiện nội dung nào của cải cách?
- Xã hội châu Âu đã có những thay đổi gì từ phong trào Cải cách tôn giáo?
LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
CH1: Tại sao nói cải cách tôn giáo là một phong trào chống lại chế độ phong kiến Tây Âu?
CH2: Sưu tầm tư liệu về Mác-tin Lu-thơ và tư tưởng cải cách của ông.
PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI
1. Nguyên nhân của phong trào Cải cách tôn giáo
CH1:
- Nguyên nhân:
+ Thời kì Phục hưng, Giáo hội Thiên Chúa giáo công khai đàn áp những tư tưởng tiến bộ, trở thành một thế lực cản trở bước tiến của xã hội.
+ Năm 1517, do cần tiền, Giáo hội cho phép tự do bán "thẻ miễn tội".
=> châm ngòi cho phong trào Cải cách tôn giáo bùng nổ. Mọi người tin rằng số phận con người do Chúa quyết định, chỉ cần lòng tin vào Chúa là sẽ được cứu vớt, tốn kém cũng không cần thiết. Đây là một hành động chỉ nhằm để chuộc lợi.
2. Nội dung và tác động của cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu
CH1:
- Nội dung cơ bản:
+ Các nhà cải cách khai phê phán những hành vi sai trái của Giáo hội.
+ Cho rằng chỉ cần đặt niềm tin vào Thiên Chúa và Kinh Thánh thì con người sẽ được cứu rỗi.
+ Họ phủ nhận vai trò Giáo hội, Giáo hoàng.
- Tư liệu 5.2 và 5.3: chủ trương không thờ tranh tượng, xây dựng một Giáo hội đơn giản, tiện lợi và tiết kiệm thời gian.
- Những biến đổi xã hội:
+ Đạo Ki-tô đã bị chia thành: Thiên Chúa giáo và Tin Lành.
+ Các thế lực bảo thủ đã đàn áp những người theo Tân giáo dẫn đến cuộc chiến tranh nông dân ở Đức năm 1524.
+ Phong trào đã tác động thuận lợi đến hoạt động phát triển kinh tế của tư sản.
LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
CH1: Vì phong trào đã lên án nghiêm khắc giáo hội Thiên Chúa. Phong trào không nhằm đến việc xoá bỏ tôn giáo mà lên án việc chế độ phong kiến sử dụng tôn giáo như một công cụ để áp bức và khống chế quần chúng, nô dịch tri thức và khoa học.
CH2: Martin Luther là một sinh viên xuất sắc, hay nói chuyện và tranh luận, rất có tài xã giao và âm nhạc. Năm 1506, ông thình lình quyết định vào tu viện, trở thành một tu sĩ gương mẫu và rất sùng đạo.
Ông là người khởi xướng ra phong trào cải cách tôn giáo ở Đức. Ông đã lên án những hành vi tham lam và đồi bại của Giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội, đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái, đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thủy.
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Lịch sử 7 chân trời sáng tạo, giải Lịch sử 7 chân trời sáng tạo trang 24, giải Lịch sử 7 CTST trang 24
Bình luận