Đáp án lịch sử 7 chân trời bài 1 Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

Đáp án bài 1 Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học lịch sử 7 chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU

1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu

Câu 1: Đọc thông tin trong bài, quan sát lược đồ 1.2, em hãy:

- Nêu những việc làm của người Giéc-man (German) khi tràn vào lãnh thổ đế chế La Mã.

- Trình bày những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu.

Giải bài 1 Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

Đáp án chuẩn:

* Những việc làm của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ đế chế La Mã:

  - Chiếm đất đai

  - Phế truất hoàng đế La Mã

* Những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu:

  - Đầu thế kỷ IV: Đế chế La Mã suy yếu và bị các bộ tộc Giéc-man xâm lược.

  - Năm 476: Chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã sụp đổ, nhiều vương quốc Giéc-man ra đời.

  - Từ thế kỷ VI đến thế kỷ IX: Chiến tranh tiếp diễn, vương quốc Phơ-răng dần làm chủ vùng Tây Âu.

2. Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu

Câu 1: Đọc thông tin trong bài, quan sát hình 1.3, em hãy trình bày:

- Đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu

- Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến.

Giải bài 1 Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

Đáp án chuẩn:

* Đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu:

  - Lãnh địa là đất đai rộng lớn, thuộc về quý tộc, truyền từ cha sang con.

  - Là đơn vị hành chính - kinh tế biệt lập, thuộc về một lãnh chúa.

  - Lãnh chúa có toàn quyền, có quân đội và tự đặt luật.

* Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô:

  - Lãnh chúa không lao động, bóc lột nông nô qua địa tô và thuế.

  - Nông nô lệ thuộc lãnh chúa, thuê đất và nộp tô nặng.

3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại

Câu 1: Thành thị Tây Âu trung đại ra đời như thế nào? Đọc thông tin trong bài và tư liệu 1.5, quan sát các hình 1.6, 1.7, em hãy phân tích vai trò của thành thị đối với sự phát triển của Tây Âu trung đại.

Giải bài 1 Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây ÂuGiải bài 1 Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây ÂuGiải bài 1 Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

Đáp án chuẩn:

* Sự ra đời của thành thị Tây Âu trung đại:

  - Thế kỉ XI: Sản xuất thủ công nghiệp phát triển, nhu cầu trao đổi sản phẩm tăng.

  - Thợ thủ công thoát khỏi lãnh địa, tập trung nơi đông người để bán hàng và lập xưởng.

  - Các thị trấn nhỏ xuất hiện, dần trở thành thành phố lớn (thành thị trung đại).

* Vai trò của thành thị đối với sự phát triển của Tây Âu trung đại:

  - Phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp phá vỡ kinh tế tự nhiên của lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển, hội chợ ra đời.

  - Mang lại không khí tự do và nhu cầu mở mang tri thức.

4. Sự ra đời của Thiên Chúa giáo

Câu 1: Nêu vài nét sơ lược về sự ra đời của Thiên Chúa giáo.

Đáp án chuẩn:

+ Ban đầu Thiên Chúa giáo là tôn giáo của những người nghèo khổ, bị áp bức.

+ Sau một thời gian dài bị chính quyền đàn áp, đến thế kỷ IV, Thiên Chúa giáo được hoàng đế La Mã công nhận và có vị trí vững chắc trong xã hội.

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Câu 1: Kể tên hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu trung đại và nêu mỗi quan hệ giữa hai giai cấp đó.

Đáp án chuẩn:

- Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu trung đại là lãnh chúa phong kiến và nông nô.

- Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô: Lãnh chúa không lao động, bóc lột nông nô qua địa tô và thuế.

Câu 2: Em hãy lập và hoàn thành bảng tóm tắt những đặc điểm của lãnh địa và thành thị Tây Âu trung đại theo mẫu dưới đây.

Nội dung

Lãnh địa phong kiến

Thành thị trung đại

Thời gian xuất hiện

 

 

Thành phần dân cư

 

 

Hoạt động kinh tế

 

 

Đáp án chuẩn:

Nội dung

Lãnh địa phong kiến

Thành thị trung đại

Thời gian xuất hiện

Giữa thế kỉ IX

Thế kỉ XI

Thành phần dân cư

Lãnh chúa phong kiến và nông nô

Thương nhân và thợ thủ công

Hoạt động kinh tế

- Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu

- Đời sống kinh tế trong lãnh địa khép kín, chủ yếu tự cung tự cấp

Trao đổi hàng hoá và lập xưởng sản xuất

Câu 3: Hãy sưu tầm thông tin, tìm hiểu về hội chợ Tây Âu thời trung đại và hiện tại. Trên cơ sở đó, viết một đoạn văn ngắn mô tả về một hội chợ truyền thống ở Tây Âu.

Đáp án chuẩn:

Hội chợ Săm-pa-nhơ (Pháp)

Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp từ thế kỷ XI đã thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá và xuất hiện các hội chợ. Hội chợ Săm-pa-nhơ ở Đông Bắc Pháp là lớn nhất và có ý nghĩa đối với toàn châu Âu, với hàng hoá như đồ gia vị, xa xỉ phẩm phương Đông, dạ của Hà Lan, rượu vang và gia súc của Pháp. Thương nhân trao đổi hàng hoá và thanh toán qua tín phiếu. 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác