Dạng bài: Muối nhôm tác dụng với dung dịch kiềm
Do nhôm hidroxit là chất lưỡng tính , có thể tan trong dung dịch kiềm. Chính thế bài tập muối nhôm tác dụng với dung dịch kiềm là một dạng bài tập khó. Vì vậy Tech12h.com xin chia sẻ bài đăng dưới đây . Mong muốn của chúng tôi là giúp các bạn hoàn thiện, nâng cao kiến thức để hoàn thành được mục tiêu của mình.
A. Tổng quan kiến thức và phương pháp giải bài tập
Khi cho muối nhôm vào dung dịch kiềm:
- Tạo ra kết tủa Al(OH)3:AlCl3 + 3 NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
- Kết tủa tan bởi NaOH dư: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + H2O
Hiện tượng: khối lượng kết tủa đại cực đại rồi tan.
1. Dung dịch muối nhôm vừa đủ hoặc dư
Sản phẩm tạo thành : kết tủa Al(OH)3
PTHH:
AlCl3 + 3 NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
2AlCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Al(OH)2 + 3BaCl2
Dữ kiện cho:số mol muối nhôm, số mol dung dịch kiềm.
Phương pháp giải:
- Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.
- Bước 2: Viết PTHH xảy ra.
- Bước 3: Tìm tỉ lệ số mol của các chất tham gia, các chất tạo thành.
- Bước 4: Từ tỉ lệ số mol theo PTHH tìm số mol có liên quan, rồi tính toán theo yêu cầu của đề bài và kết luận.
Ví dụ 1: Cho 150ml dung dịch AlCl3 0,1M tác dụng với 300ml dung dịch NaOH 0,1M. Tính khối lượng kết tủa tạo thành.
Ta có: nAlCl3 = 0,1.0,15 =0,015 (mol); nNaOH = 0,1.0,3 = 0,03 (mol)
PTHH: AlCl3 + 3 NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
Tỉ lệ 1 3 1 3
Có: 0,015 0,03
P/ư:0,01<-0,03->0,01
Từ PTHH => AlCl3 dư => n↓ = 0,01 (mol)
=>m ↓= 0,01.78 = 0,78 (g)
2. Dung dịch kiềm dư
Sản phẩm tạo thành: Al(OH)3 , muối aluminat ( NaAlO2, Ba(AlO2)2…)
PTHH:
AlCl3 + 3 NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl(1)
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + H2O(2)
Dữ kiện cho: Cho số mol muối nhôm, số mol kiềm. Tính khối lượng kết tủa
Phương pháp giải:
- Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.
- Bước 2: Viết PTHH xảy ra.
- Bước 3: Tìm tỉ lệ số mol của các chất tham gia, các chất tạo thành. Từ pt (1) tìm được số mol Al(OH)2, số mol kiềm dư.
- Bước 4: Đặt số mol kiềm dư và Al(OH)2 vào pt (2). Xác định NaOH dư hay Al(OH)2 dư => Tính số mol các chất liên theo chất phản ứng hết trước.
- Bước 5: Tính toán theo yêu cầu của đề bài và kết luận.
Ví dụ 2: Cho 150ml dung dịch AlCl3 0,1M tác dụng với 500ml dung dịch NaOH 0,1M. Tính khối lượng kết tủa tạo thành.
Ta có: nAlCl3 = 0,1.0,15 =0,015 (mol); nNaOH = 0,1.0,5 = 0,05 (mol)
PTHH: AlCl3 + 3 NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
Tỉ lệ 1 3 1 3
Có: 0,015 0,05
P/ư:0,015 ->0,045->0,015
=> Sau phản ứng NaOH dư : 0,05 – 0,045 = 0,005 (mol)
NaOH dư:Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + H2O
Tỉ lệ: 1111
Có:0,0150,005
P/ư: 0,005<-0,005
=> Sau p/ưAl(OH)3 dư : 0,015 – 0,005 = 0,01 (mol)
=>m ↓= 0,01.78 = 0,78 (g)
3. Cho khối lượng kết tủa, xác định lượng chất ban đầu phản ứng.
PTHH:
AlCl3 + 3 NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl(1)
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + H2O(2)
Tại cùng một giá trị số mol kết tủa Al(OH)3 thì xảy ra 2 trường hợp:
- TH1: Kiềm thiếu
- TH2: Kiềm dư
Phương pháp giải:
- Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.
- Bước 2: Xét trường hợp 1: Dung dịch kiềm thiếu:
- Viết PTHH (chỉ có p/ư (1))
- Đặt số mol Al(OH)3 => số mol kiềm p/ư
- Bước 3: Xét trường hợp 2: Dung dịch kiềm dư
- Viết PTHH (2 phản ứng)
- Tìm tỉ lệ số mol của các chất tham gia, các chất tạo thành. Từ pt (1) tìm được số mol Al(OH)3 tạo thành, số mol kiềm p/ư.
- Xác định số mol Al(OH)3 p.ư ở pt (2) . Đặt vào PTTH (2) tìm số mol kiềm p.ư ở pt (2).
- Cộng số mol kiềm tác dụng ở pt (1) và (2).
- Bước 4: Tính toán theo yêu cầu của đề bài và kết luận.
Ví dụ 3: Cho 300ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 500ml dung dịch NaOH xM. Sau phản ứng thu được 7,8 gam kết tủa. Tính x.
Ta có: nAlCl3 = 0,3.1 = 0,3 (mol);n↓ = $\frac{7,8}{78} =0,1 (mol)$
TH1: Dung dịch kiềm thiếu:
PTHH: AlCl3 + 3 NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl(1)
Tỉ lệ:1313
P/ư:0,3<-0,1
=>nNaOH = 0,3 (mol) => CM = x = $\frac{n}{V}= \frac{0,3}{0,5} = 0,6$ (M)
TH2: Dung dịch kiềm dư:
PTHH: AlCl3 + 3 NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl(1)
Tỉ lệ 1 3 1 3
Có: 0,3
P/ư:0,3 ->0,9->0,3
=> Sau phản ứng nAl(OH)3 = 0,3 (mol)
Số mol kết tủa thu được là 0,1 mol => Số mol kết tủa bị hòa tan là: 0,3 – 0,1 = 0,2 (mol)
NaOH dư:Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + H2O(2)
Tỉ lệ: 1111
P/ư: 0,2-> 0,2
=> nNaOH p.ư = 0,9 + 0,2 = 1,1 (mol)
=> CM = x = $\frac{n}{V}= \frac{1,1}{0,5} = 2,2$ (M)
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận