Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 16: Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế

Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức bài 16: Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1: Nguyên tắc cơ bản của WTO được thể hiện trong các hiệp định nào?   

Câu 2: Quy chế đối xử tối huệ quốc là gì? Ngoại lệ của quy chế đối xử tối huệ quốc là như thế nào?

Câu 3: Quy chế đối xử quốc gia là gì? Em hãy cho biết ngoại lệ của quy chế này.

Câu 4: Quy tắc thương mại không phân biệt đối xử gồm mấy nội dung? Em hãy kể tên.

Câu 5: Quy tắc mở cửa thị trường (tự hóa thương mại từng bước và bằng con đường đàm phán) quy định các nước thành viên WTO phải cam kết gì? 

Câu 6: Nguyên tắc thương mại công bằng là gì? 

Câu 7: Em hãy nêu nội dung nguyên tắc minh bạch và nguyên tắc ưu đãi dành cho các nước đang phát triển.

Câu 8: Em hãy cho biết các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng thương mại.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Giải thích ý nghĩa của nguyên tắc đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế. Tại sao nguyên tắc này quan trọng đối với các quốc gia thành viên WTO?

Câu 2: Tại sao nguyên tắc mở cửa thị trường trong WTO lại yêu cầu các quốc gia thành viên phải cam kết loại bỏ các rào cản thương mại? Hãy nêu một ví dụ về cách thức thực hiện nguyên tắc này?

Câu 3: Phân biệt giữa quy chế đối xử quốc gia và quy chế đối xử tối huệ quốc trong WTO.

Câu 4: Nguyên tắc minh bạch trong WTO có nội dung gì và tại sao nó quan trọng trong các giao dịch thương mại quốc tế?

Câu 5: Nguyên tắc thiện chí và trung thực trong hợp đồng thương mại quốc tế có ý nghĩa gì? Hãy nêu một ví dụ minh họa.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên của WTO. Nếu Việt Nam áp dụng mức thuế nhập khẩu thấp hơn cho hàng hóa từ Nhật Bản so với hàng hóa từ các quốc gia khác ngoài WTO, điều này có vi phạm nguyên tắc đối xử tối huệ quốc không? Giải thích.

Câu 2: Do khó khăn kinh tế, Việt Nam tạm thời tăng thuế nhập khẩu đối với một số hàng hóa để bảo vệ nền sản xuất trong nước. Hành động này có vi phạm nguyên tắc mở cửa thị trường của WTO không? Giải thích.

Câu 3: Một công ty Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu cà phê sang một công ty Mỹ. Trong hợp đồng này, các bên chọn luật pháp Việt Nam để giải quyết tranh chấp. Nguyên tắc nào của hợp đồng thương mại quốc tế cho phép các bên được quyền lựa chọn luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp? Tại sao nguyên tắc này quan trọng?

Câu 4: Doanh nghiệp A của Việt Nam bán hàng hóa cho doanh nghiệp B của Hàn Quốc. Sau khi hàng đã giao, doanh nghiệp A phát hiện rằng doanh nghiệp B đã bán hàng hóa này với giá thấp hơn so với giá thị trường để giành thị phần. Hành vi của doanh nghiệp B có vi phạm nguyên tắc nào của WTO không? Nếu có, hãy giải thích.

Câu 5: Giả sử Việt Nam và EU ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA), theo đó Việt Nam sẽ ưu đãi thuế nhập khẩu đặc biệt cho hàng hóa từ EU. Hành động này có vi phạm quy chế đối xử tối huệ quốc của WTO không? Giải thích.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Việt Nam là thành viên của WTO và đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Tuy nhiên, một số nhà xuất khẩu của Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu sản phẩm thép sang Hoa Kỳ. Hãy phân tích cơ sở pháp lý để Hoa Kỳ áp dụng thuế chống bán phá giá và đánh giá tác động của biện pháp này đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thép của Việt Nam.

Câu 2: Một quốc gia thành viên của WTO ban hành các quy định hạn chế nhập khẩu sản phẩm công nghệ cao từ nước ngoài với lý do bảo vệ an ninh quốc gia. Các doanh nghiệp xuất khẩu từ các quốc gia khác, bao gồm Việt Nam, không thể tiếp cận được thị trường này. Hãy đánh giá tính hợp pháp của biện pháp này dựa trên quy định của WTO và đưa ra giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Câu 3: Tình huống áp dụng luật: Một doanh nghiệp của Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu gạo với đối tác ở Ấn Độ, trong đó quy định rằng luật điều chỉnh hợp đồng là luật của Singapore. Sau đó, xảy ra tranh chấp về chất lượng gạo và bên Ấn Độ yêu cầu hủy hợp đồng. Dựa trên nguyên tắc của hợp đồng thương mại quốc tế, hãy đánh giá tính hợp pháp của việc lựa chọn luật Singapore trong hợp đồng này. 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức bài 16: Các nguyên tắc cơ bản của, Bài tập Ôn tập Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức bài 16: Các nguyên tắc cơ bản của, câu hỏi ôn tập 4 mức độ Kinh tế pháp luật 12 KNTT bài 16: Các nguyên tắc cơ bản của

Bình luận

Giải bài tập những môn khác