Câu hỏi tự luận Hóa học 12 Chân trời bài 12: Thế điện cực và nguồn điện hóa học

Câu hỏi tự luận Hóa học 12 chân trời sáng tạo bài 12: Thế điện cực và nguồn điện hóa học. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hóa học 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1: Cặp oxi hoá – khử gồm những thành phần nào?

Câu 2: Nêu cấu tạo của pin Galvani.

Câu 3: Thế điện cực chuẩn của kim loại được đo bằng cách nào? Nêu ý nghĩa của thế điện cực chuẩn.

Câu 4: Dựa vào thế điện cực chuẩn, nêu chiều hướng xảy ra phản ứng giữa hai cặp oxi hoá – khử.

Câu 5: Nêu công thức tính sức điện động của pin điện hoá tạo bởi hai cặp oxi hoá – khử.

Câu 6: Có thể tự lắp ráp pin đơn giản bằng cách nào?

2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)

Câu 1: So sánh thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá – khử Fe2+/Fe và Pb2+/Pb. Từ đó so sánh tính oxi hoá của Fe2+ và Pb2+, tính khử của Fe và Pb. 

Câu 2: Fe có thể bị oxi hoá trong dung dịch FeCl3 và trong dung dịch CuCl2 không? Giải thích.

Câu 3: Cu có thể bị oxi hoá trong dung dịch FeCl3 và trong dung dịch FeCl2 không?

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Hoà tan 7,8g hỗn hợp bột Al và Mg trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch acid tăng thêm 7,0g. Khối lượng nhôm và magnesium trong hỗn hợp đầu là bao nhiêu?

Câu 2: Hòa tan 15 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Mg và Al vào dung dịch Y gồm HNO3 và H2SO4 đặc thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, NO2, N2O. Phần trăm khối lượng của Al và Mg trong X lần lượt là?

Câu 3: Cho 6,3 g hỗn hợp Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 3,36 lít H2 (đktc). Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là?

Câu 4: Hòa tan 15g hỗn hợp X gồm 2 kim loại Mg, Al vào dung dịch Y gồm HNO3 và H2SO4 đặc thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, NO2, N2O. Phần trăm khối lượng của Al, Mg trong X lần lượt là bao nhiêu ?

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Một hỗn hợp X có khối lượng 18,2g gồm 2 Kim loại A (hóa trị 2) và B (hóa trị 3). Hòa tan X hoàn toàn trong dung dịch Y chứa H2SO4 và HNO3. Cho ra hỗn hợp khí Z gồm 2 khí SO2 và N2O. Xác định 2 kim loại A, B (B chỉ co thể là Al hay Fe). Biết số mol của hai kim loại bằng nhau và số mol 2 khí SO2 và N2O lần lượt là 0,1 mol mỗi khí.

Câu 2: Cho 6,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào 150 ml dung dịch H2SO4 loãng a (M)   thì thu được 3,36 lít khí bay ra (đktc) và dung dịch A.

a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong X và khối lượng muối có trong dung dịch tạo thành sau phản ứng và a ?

b. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với H2SO4 đặc nóng thì thu được dung dịch A và V lít khí SO2 (đktc) duy nhất. Tính giá trị của V và khối lượng H2SO4 tham gia phản ứng?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Bài tập tự luận Hóa học 12 chân trời sáng tạo bài 12: Thế điện cực và nguồn điện, Bài tập Ôn tập Hóa học 12 chân trời sáng tạo bài 12: Thế điện cực và nguồn điện, câu hỏi ôn tập 4 mức độ Hóa học 12 CTST bài 12: Thế điện cực và nguồn điện

Bình luận

Giải bài tập những môn khác