Câu hỏi tự luận Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 chân trời bài 11: Bình đẳng giới

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 11: Bình đẳng giới. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 chân trời. Kéo xuống để tham khảo thêm


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết khái niệm của bình đẳng giới? 

Câu 2: Em hãy cho biết ý nghĩa của việc bình đẳng giới.    

Câu 3: Em hãy cho biết biểu hiện của bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống.    

Câu 4: Đảng và Nhà nước đã thực hiện những gì để đảm bảo quyền bình đẳng giới?    

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Em hãy nêu về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.    

Câu 2: Em hãy nêu về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.

Câu 3: Em hãy nêu quyền về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.

Câu 4: Em hãy cho biết về các biện pháp để thúc đẩy quyền bình đẳng giới.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Mỗi gia đình có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền bình đẳng giới.

Câu 2: Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền bình đẳng giới.

Câu 3: Em hãy nêu vai trò của cơ quan quản lí nhà nước đối với vấn đề bình đẳng giới.

Câu 4: Trong quá trình tham gia phỏng vấn chị V nhận ra rằng các lao động nam được trả tiền lương cao hơn các lao động nữ. Chị V nên làm gì để chứng minh với công ty cả nam và nữ đều có thể hoàn thành công việc một các hiệu quả nhất? 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Chị Nguyễn Thị N tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện M, anh Trần Văn B cũng tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện M. Anh B luôn nói với chị N rằng chị là nữ, không được tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, sẽ khó trúng cử. Chị N không đồng ý với lời nói của anh, chị hiểu nam nữ bình đẳng. Chị N muốn biết pháp luật quy định như thế nào về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị?

Câu 2: Hai vợ chồng anh C và chị K đều là nhân viên văn phòng, công việc của hai người tuy rất bận rộn nhưng anh chị luôn chia sẻ được công việc nhà, việc chăm con nên mọi chuyện trong nhà lúc nào cũng vui vẻ, gia đình yên ấm. Theo em, sự bình đẳng giới trong gia đình của anh C và chị K được thể hiện qua các chi tiết nào?

Câu 3: Gần đây, không khí gia đình bà A rất nặng nề vì chồng bà muốn con gái lớn (hiện đang học lớp 11) nghỉ học. Bà A tâm sự chuyện này với bà C. Bà cho biết, chồng bà quan niệm con trai mới cần học nhiều, còn con giá thì không. Biết chuyện, bà C đã vận động Hội Phụ nữ và Hội Nông dân tác động đến chồng bà A. Ông dẫn thay đổi suy nghĩ, không ép con gái phải nghỉ học. Nhờ vậy, bình đẳng giới tỏng giáo dục tại gia đình của bà A vẫn được đảm bảo.

Em có nhận xét gì về quan điểm của chồng bà A? Mọi người cần phải hành động như thế nào để thúc đẩy bình đẳng giới trong xã hội?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài 11: Bình đẳng giới, Bài tập tự luận Giáo dục kinh tế và pháp luật bài 11: Bình đẳng giới, Bình đẳng giới, Tự luận Bình đẳng giới

Bình luận

Giải bài tập những môn khác