Tắt QC

[Cánh diều] Trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 4: Vẻ đẹp của một bài ca dao

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 4: Vẻ đẹp của một bài ca dao - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả Vẻ đẹp của một bài ca dao của tác giả nào?

  • A. Phan Trọng Luận
  • B. Nguyễn Đình Thi
  • C. Hoàng Tiến Tựu
  • D. Nguyễn Đức Mậu

Câu 2: Vẻ đẹp của một bài ca dao được trích từ đâu?

  • A. Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường
  • B. Bình giảng ca dao
  • C. Dòng sông trong xanh
  • D. Đất nước

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao là phương thức biểu cảm, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 4: Vẻ đẹp của một bài ca dao thuộc thể loại nào?

  • A. Văn nghị luận
  • B. Văn thuyết minh
  • C. Văn biểu cảm
  • D. Văn miêu tả

Câu 5: Theo tác giả văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao, bài ca dao có mấy cái đẹp?

  • A. Có 1 cái đẹp 
  • B. Có 2 cái đẹp
  • C. Có 3 cái đẹp
  • D. Có 4 cái đẹp

Câu 6: Theo tác giả văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao, bài ca dao có những cái đẹp nào?

  • A. Bầu trời, cánh đồng
  • B. Cánh đồng, cô gái
  • C. Chẽn lúa, tiếng chim
  • D. Bầu trời, tiếng chim

Câu 7: Nội dung sau đúng hay sai?

“Qua Vẻ đẹp của một bài ca dao, Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp cũng như bố cục của một bài ca dao. Qua đó thể hiện khả năng lập luận xuất sắc của tác giả”

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 8: Các từ “ni”, “tê” trong hai câu ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát/ Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông thuộc từ ngữ địa phương khu vực nào?

  • A. Miền Bắc
  • B. Miền Trung
  • C. Miền Nam

Câu 9: Theo tác giả văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao, tác giả có đồng ý với quan điểm chia tác phẩm câu đầu và 2 câu sau để phân tích không?

  • A. Có, dựa trên hình thức
  • B. Không, dựa trên nội dung
  • C. Có, dựa trên nội dung.
  • D. Không, dựa trên hình thức

Câu 10: Trong văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao, cô giáo trong câu ca dao được so sánh với sự vật nào?

  • A. Tấm lụa đào
  • B. Bánh trôi nước
  • C. Hạt mưa sa
  • D. Chẽn lúa đòng đòng

Câu 11: Theo tác giả văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao, nhân vật cô gái trong bài ca dao xuất hiện từ khi xuất hiện hai câu thơ cuối, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 12: Đâu không phải nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong 2 câu thơ dưới đây?

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

  • A. Phép đối xứng
  • B. Dòng thơ kéo dài tới 12 tiếng
  • C. Điệp từ
  • D. Sử dụng từ ngữ toàn dân giản dị

Câu 13: Đâu là kết luận của tác giả Hoàng Tiến Tựu về bài ca dao Đứng bên ni đồng...?

  • A. Bài ca dao là sự sáng tạo của nhân dân lao động
  • B. Bài ca dao là một kiệt tác của văn chương
  • C. Bài ca dao là bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý tưởng

Câu 14:Việc so sánh người con gái với “chẽn lúa đòng đòng” có tác dụng gì?

  • A. Thể hiện sức sống phơi phới, duyên dáng của cô gái
  • B. Nhấn mạnh vẻ đẹp kiêu sa của cô gái
  • C. Thể hiện vẻ đẹp khỏe mạnh của con người
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 15: Nghệ thuật được sử dụng trong văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao:

  • A. Ngôi kể thứ nhất chân thực, sinh động
  • B. Khả năng lập luận sắc bén, suy tư đa chiều
  • C. Miêu tả tích cách nhân vật
  • D. Sửa dụng nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng

Câu 16: Nội dung chính của đoạn trích sau đây:

Cả hai câu đầu đều không có chủ ngữ, khiến cho người nghe, người đọc rất dễ đồng cảm với cô gái, tưởng chừng như đang cùng cô gái đi thăm đồng, đang cùng cô “đứng bên ni  đồng, ngó bên tê đồng..” và ngược lại. Nhờ vậy mà cảm giác về sự mênh mông, bát ngát của cánh đồng cũng lan truyền sang ta một cách tự nhiên và ta cảm thấy như chính mình đã trực tiếp cảm nhận và nói lên điều đó.

  • A. Phân tích bố cục bài ca dao
  • B. Giới thiệu sơ lược về cái đẹp của bài ca dao
  • C. Phân tích hai câu thơ cuối bài ca dao
  • D. Phân tích hai câu đầu bài ca dao

Câu 17: Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

Thân em như chén lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Bài ca dao này có hai cái đẹp: cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng. Cả hai cái đều đẹp miêu tả rất hay. Cái hay ở đây là cái hay riêng của bài ca dao này, không thấy ở bất kì một bài ca dao nào khác.

  • A. Phân tích bố cục bài ca dao
  • B. Giới thiệu sơ lược về vẻ đẹp của bài ca dao
  • C. Phân tích hai câu thơ cuối bài ca dao
  • D. Phân tích hai câu đầu bài ca dao

Câu 18: Nhận xét nào sau đây đúng?

  • A. Ca dao là thơ lục bát do nhân dân sáng tác. 
  • B. Thơ lục bát là ca dao do các nhà văn tạo ra. 
  • C. Ca dao thường được làm theo thể lục bát.

Câu 19: Điền thành ngữ phù hợp vào chỗ dấu ba chấm trong câu văn: “Vẻ đẹp của bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát là vẻ đẹp ... ”

  • A. Có đầu có đuôi                                                     
  • B. Có trên có dưới
  • C. Có ngọn có ngành                                                 
  • D. Có một không hai

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo