Tắt QC

[Cánh diều] Trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 4: Thực hành tiếng việt trang 78

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 4: Thực hành tiếng việt trang 78 - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Thành ngữ là gì?

  • A. Thành ngữ là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
  • B. Những câu đúc rút kinh nghiệm sống của nhân dân ta
  • C. Những câu hát thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Một câu bao gồm:

  • A. Một dấu chấm phẩy
  • B. Nhiều dấu chấm phẩy
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 3: Thành ngữ có thể đóng vai trò gì trong câu?

  • A. Chủ ngữ
  • B. Vị ngữ
  • C. Phụ ngữ
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 4: Nội dung sau đúng hay sai?

“Dấu chấm phẩy được đặt ở cuối câu”

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 5: Chỉ có văn xuôi mới sử dụng dấu chấm phẩy, thơ không sử dụng loại dấu này, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 6: Dấu chấm phẩy dùng để?

  • A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
  • B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
  • C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 7: Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì?

Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay đi chơi đâu vắng; nếu có nó ở nhà đã thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau.

  • A. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
  • B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn
  • C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản
  • D. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp

Câu 8: Chức năng của dấu phẩy trong câu sau:

Chèo có một số loại nhân vật truyền thống với những đặc trưng tính cách riêng như: thư sinh thì nho nhã, điềm đạm; nữ chính: đức hanh, nết na; nữ lệch: lẳng lơ, bạo dạn; mụ ác: tàn nhẫn, độc địa.

  • A. Kết thúc một câu
  • B. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
  • C. Thông báo lời đối thoại
  • D. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

Câu 9: Chức năng của dấu phẩy trong câu sau?

Con sông Thái Bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bài và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi đắp cho bãi thêm rộng; nhưng mỗi năm vào mùa nước cũng còn sống Thái Bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi.

  • A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
  • B. Kết thúc một câu
  • C. Thông báo lời hội thoại
  • D. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

Câu 10: Trong các câu dưới đây, câu nào điền đúng vị trí của dấu chấm phẩy?

  • A. Cốm không phải thức quà của người vội ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ;
  • B. Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
  • C. Cốm không phải; thức quà của người vội ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
  • D. Cốm không phải thức quà của người vội ăn cốm phải ăn từng chút ít; thong thả và ngẫm nghĩ.

Câu 11: Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 12: Nghĩa của thành ngữ bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,.. đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 13: Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?

  • A. Vắt cổ chày ra nước
  • B. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,/ Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
  • C. Chó ăn đá, gà ăn sỏi
  • D. Lanh chanh như hành không muối

Câu 14: Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế, thiếu tính khả thi”

  • A. Đeo nhạc cho mèo
  • B. Đẽo cày giữa đường
  • C. Ếch ngồi đáy giếng
  • D. Thầy bói xem voi

Câu 15: Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”

  • A. Chủ ngữ
  • B. Vị ngữ
  • C. Bổ ngữ
  • D. Trạng ngữ

Câu 16: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “Ăn ... đá bát”

  • A. cơm
  • B. cháo
  • C. canh
  • D. bánh

Câu 17: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “Chở .... về ...”

  • A. gỗ...rừng
  • B. củi...rừng
  • C. gỗ...bản
  • D. củi...bản

Câu 18: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “Cạn tàu ráo...”

  • A. máng
  • B. biển
  • C. nước
  • D. xoong

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo