[Cánh diều] Trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 1: Thánh Gióng
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 1: Thánh Gióng - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Câu chuyện Thánh Gióng diễn ra vào khoảng thời gian nào?
- A. Đời Hùng Vương thứ tư
- B. Đời Hùng Vương thứ năm
C. Đời Hùng Vương thứ sáu
- D. Đời Hùng Vương thứ bảy
Câu 2: Tác phẩm Thánh Gióng thuộc thể loại truyện dân gian nào?
- A. Cổ tích
- B. Thần thoại
- C. Ngụ ngôn
D. Truyền thuyết
Câu 3: Thời bấy giờ, bọn giặc nào đã xâm lược bờ cõi nước ta?
A. Giặc Ân
- B. Giặc Tống
- C. Giặc Minh
- D. Giặc Thanh
Câu 4: Truyện Thánh Gióng thể hiện mơ ước gì của nhân dân?
- A. Mơ ước về một đất nước hòa bình
- B. Mơ ước về sự đổi đời của con người
- C. Mơ ước về người hiền lành sẽ được báo đáp
D. Cả A và C
Câu 5: Nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng là gì?
- A. Sử dụng những hình ảnh miêu tả đặc sắc
B. Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo
- C. Lối kể chuyện hấp dẫn
- D. Các sự kiện được kể một cách trung thực
Câu 6: Sự ra đời của Gióng có điều gì kì lạ?
- A. Cậu có hình dạng một quả dừa
B. Lên 3 tuổi vẫn không biết đi, không biết nói cười
- C. Cậu núp trong thân thể một con cóc
- D. Cậu đã sinh ra từ tảng đá
Câu 7: Truyện Thánh Gióng không nhằm giải thích cho hiện tượng nào?
- A. Tre ngà có màu vàng óng
- B. Có nhiều ao hồ để lại
C. Thánh Gióng bay về trời
- D. Có làng mang tên làng Cháy
Câu 8: Trong truyện Thánh Gióng, sau khi roi sắt bị gãy, Thánh Gióng đã dùng vật gì để tiếp tục đánh giặc?
- A. Gươm, giáo cướp được của quân giặc
- B. Dùng tay không
C. Nhổ những cụm tre ven đường để quật vào quân giặc
- D. Cho ngựa phun lửa vào quân giặc
Câu 9: Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?
- A. Tương thân tương ái
- B. Yêu nước
- C. Đoàn kết
D. Tất cả đáp án trên
Câu 10: Thánh Gióng đòi nhà vua phải sắm cho mình những vật dụng gì để đi đánh giặc?
- A. Một đội quân bằng sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt
- B. Một đội quân bằng sắt, một áo giáp sắt và một cái nón sắt
C. Một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt
- D. Một con ngựa sắt, một đội quân bằng sắt và một áo giáp sắt
Câu 11: Để ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng, vua Hùng đã phong cho Thánh Gióng danh hiệu gì?
- A. Đức Thánh Tản Viên
- B. Lưỡng quốc Trạng nguyên
- C. Bố Cái Đại Vương
D. Phù Đổng Thiên Vương
Câu 12: Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?
- A. Tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân.
- B. Biểu tượng về lòng yêu nước, sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
- C. Ước mơ cùa nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm thời kì đầu dựng nước.
D. Tất cả đều đúng
Câu 13: Chi tiết Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai biến thành một tráng sĩ thể hiện điều gì?
A. Sức vươn dậy mãnh liệt của dân tộc trước hoạ xâm lăng
- B. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta được thần linh phù hộ
- C. Khả năng siêu phàm của Thánh Gióng
- D. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa và tất thắng
Câu 14: Chi tiết Gióng bay về trời sau khi dẹp tan giặc Ân thể hiện sự vô tư, đức hi sinh, tính vị tha khi làm việc nghĩa không màng tới sự trả ơn. Đúng hay sai?
A. Đúng
- B. Sai
Câu 15: Chi tiết nào không phải là chi tiết hoang đường, kì ảo?
A. Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta
- B. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây
- C. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái rôi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”
- D. Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.
Câu 16: Từ “sứ giả” trong câu “Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước.” có nghĩa là gì?
- A. Người truyền đạt thông tin
- B. Người tài giỏi, có đóng góp công lao cho đất nước
- C. Người làm công việc ngoại giao, đại diện cho một quốc gia
D. Người vâng mệnh trên đi làm một việc gì ở các địa phương trong nước hoặc nước ngoài
Câu 17: Các chi tiết hoang đường, kì ảo trong đoạn trích có nhiều tác dụng, ngoại trừ điều gì?
- A. Thể hiện khả năng tưởng tượng phong phú của nhân dân
- B. Phản ánh ước mơ, khát vọng của nhân dân
- C. Làm tăng sức hấp dẫn cho truyện kể
D. Làm tăng kịch tính cho câu chuyện được kể
Câu 18: Vì sao Đại hội Thể dục Thể thao dành cho học sinh phổ thông Việt Nam được lấy tên là “Hội khỏe Phù Đổng” ?
A. Vì hội thi thể thao dành cho lứa tuổi thiếu niên học sinh, lứa tuổi của Gióng trong thời đại mới.
- B. Vì hội thi thể thao dành cho những bạn học sinh có ý chí và sức mạnh như Gióng.
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Xem toàn bộ: [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Thánh Gióng trang 13
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận