[Cánh diều] Trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 3: Thực hành tiếng việt trang 59
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 3: Thực hành tiếng việt - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tất cả các từ tiếng Việt đều là từ nhiều nghĩa?
- A. Đúng
B. Sai
Câu 2: Từ nhiều nghĩa là gì?
- A. Là từ có từ một tới hai nghĩa trở lên
- B. Là từ có nghĩa đen và nghĩa bóng
C. Là từ có ít nhất từ hai nghĩa trở lên
- D. Là từ chỉ có một nghĩa nhưng nhiều cách hiểu
Câu 3: Hiện tượng từ nhiều nghĩa là gì?
A. Nghĩa xuất hiện đầu tiên được gọi là nghĩa gốc, từ nghĩa gốc suy ra nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ
- B. Là việc tạo ra nhiều nghĩa mới cho từ
- C. Hiện tượng từ có nghĩa đen và nghĩa bóng
- D. Một từ có thể gọi tên được nhiều sự vật, hiện tượng
Câu 4: Trong từ nhiều nghĩa có những nghĩa nào sau đây?
- A. Nghĩa gốc và nghĩa đen
- B. Nghĩa bóng và nghĩa chuyển
C. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển
- D. Nghĩa gốc và nghĩa bóng
Câu 5: Từ đồng âm là gì?
A. Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau
- B. Là từ giống nhau về nghĩa nhưng khác xa nhau về mặt âm đọc
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 6: Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm, đúng hay sai?
A. Đúng
- B. Sai
Câu 7: Từ đồng âm cho thấy Tiếng Việt phong phú va giàu đẹp, đúng hay sai?
A. Đúng
- B. Sai
Câu 8: Từ đồng âm không được dùng phổ biến để chơi chữ, đúng hay sai?
- A. Đúng
B. Sai
Câu 9: Muốn hiểu nghĩa đầy đủ của các từ đồng âm, cần làm gì?
A. Đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể
- B. Tìm gặp người nói hoặc người viết
- C. Các đáp án trên đều đúng
- D. Các đáp án trên đều sai
Câu 10: Từ mượn là từ như thế nào?
- A. Do nhân dân tự sáng tạo ra
B. Được vay mượn từ tiếng nước ngoài
- C. Được xuất hiện trong từ điển
- D. Không có trong từ điển
Câu 11: Các từ mượn đã được Việt hóa thì gọi là gì?
- A. Từ Việt hóa
B. Từ thuần Việt
- C. Từ siêu Việt
- D. Từ Việt gốc
Câu 12: Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?
A. Tiếng Hán
- B. Tiếng Pháp
- C. Tiếng Anh
- D. Tiếng Nga
Câu 13: Lý do của việc mượn từ trong tiếng Việt?
A. Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác
- B. Do có thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức
- C. Tiếng Việt cần sự vay mượn để đổi mới
- D. Làm tăng sự phong phú của vốn từ tiếng Việt
Câu 14: Cần chú ý điều gì khi mượn tiếng nước ngoài?
- A. Không lạm dụng từ mượn
- B. Cần sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh nói (viết)
- C. Hiểu rõ nghĩa của từ ngữ trước khi dùng
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 15: Từ nào dưới đây không phải là từ có nghĩa chuyển của từ mắt?
A. Mắt biếc
- B. Mắt na
- C. Mắt lưới
- D. Mắt cây
Câu 16: Những từ đồng âm trong các câu sau có tác dụng gì?
1. Con ngựa đá con ngựa đá
2. Con kiến bò đĩa thịt bò
3. Học sinh học sinh học
- A. Không có tác dụng gì cả
B. Làm cho câu nói thú vị hơn
- C. Khiến câu nói dễ hiểu
- D. Các đáp án trên đều sai
Câu 17: Từ nào dưới đây có thể chuyển nghĩa được?
- A. Com-pa
- B. Quạt điện
- C. Rèm
D. Lá
Câu 18: Đâu là cách hiểu đúng về từ đồng âm trong ví dụ sau:
Em cầm quyển truyện trên giá (1) đểm xem xét, đánh giá (2).
- A. giá (1) chỉ tâm trạng, giá (2) chỉ nhận định của con người
B. giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ nhận định của con người
- C. giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ tính cách của con người
- D. giá (1) chỉ tính cách, giá (2) chỉ nhận định của con người
Câu 19: Cho các từ: pê-đan, ten-nít, tuốc-nơ-vít, gác-đờ-xen là từ mượn tiếng nước nào?
- A. Nhật
B. Pháp
- C. Trung Quốc
- D. Anh
Câu 20: Khoanh vào đáp án không chứa từ đồng âm:
- A. Đồng sức đồng lòng
B. Chung lưng đấu cật
- C. Bằng mặt nhưng không bằng lòng
- D. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề
Câu 21: Cho các từ: pa-ra-pôn, in-ter-nét, ti-vi là từ mượn tiếng nước nào?
A. Từ mượn tiếng Anh
- B. Từ mượn tiếng Pháp
- C. Từ mượn tiếng Bồ Đào Nha
- D. Từ mượn tiếng Ấn Độ
Câu 22: Trong câu “Mẹ ơi cho con mượn cái laptop của mẹ nhé!” . Từ laptop ở đây có nghĩa là gì?
- A. máy tính cầm tay
B. máy tính xách tay
- C. máy tính cây
- D. máy tính bảng
Câu 23: Trong các câu được đặt với từ “nhà” , câu nào không phải là nghĩa chuyển?
A. Ngôi nhà ấy thật rộng
- B. Từ thời nhà Lí, nhân dân ta đã đắp đê ngăn lũ
- C. Cả nhà tôi cùng sum họp đông đủ dịp cuối tuần
- D. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc hợp tác với các nước
Câu 24: “Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một que lấy chồng lợi (1) chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi (2) thì có lợi (3) nhưng răng chẳng còn”
Trong bài cao dao trên, từ “lợi” ở ba vị trí mang ý nghĩa gì?
A. (1) và (2) lợi ích; (3) bộ phận của miệng
- B. (1) lợi ích; (2) lợi lộc; (3) bộ phận của miệng
- C. (1) lợi nhuận; (3) lợi ích; (3) bộ phận của miệng
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận