Tắt QC

[Cánh diều] Trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 1: Thạch Sanh

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 1: Thạch Sanh - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Truyện Thạch Sanh thuộc thể loại nào?

  • A. Cổ tích
  • B. Thần thoại
  • C. Ngụ ngôn
  • D. Truyền thuyết

Câu 2: Nhờ đâu mà vợ chồng ông bà lão sinh ra Thạch Sanh?

  • A. Vì người mẹ uống phải nước dừa
  • B. Vì người mẹ dẫm vết chân to trong rừng
  • C. Vì ông bà lão tốt bụng nên Ngọc Hoàng tặng cho người con
  • D. Vì người mẹ gặp thần tiên

Câu 3: Đâu là nhân vật phản diện trong truyện Thạch Sanh?

  • A. Mẹ Thạch Sanh
  • B. Lí Thông
  • C. Công chúa
  • D. Nhà vua

Câu 4: Truyện Thạch Sanh kể về nhân vật với số phận lênh đênh, trải qua nhiều biến cố của cuộc đời, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 5: Truyện Thạch Sanh phê phán những kẻ dốt nát mà háo danh trong xã hội, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 6: Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh phải trải qua mấy thử thách?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 7: Chủ đề của truyện Thạch Sanh là gì?

  • A. Đấu tranh xã hội
  • B. Đấu tranh chống xâm lược
  • C. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên
  • D. Đấu tranh chống cái ác

Câu 8: Câu nào dưới đây không nói về hoàn cảnh của Thạch Sanh khi chàng lớn lên?

  • A. Mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống lủi thủi trong một túp lều dựng dưới gốc đa.
  • B. Được vợ chồng bá hộ thương tình nhận làm con nuôi.
  • C. Cuộc sống rất nghèo khổ, gia tài chỉ có một lưỡi búa do cha để lại.
  • D. Được Ngọc Hoàng sai người xuống dạy võ nghệ.

Câu 9: Chi tiết niêu cơm của Thạch Sanh phản ánh ước vọng gì của nhân dân?

  • A. Về những đồ vật thần kì trong cuộc sống
  • B. Về cuộc sống nhàn hạ, không phải lao động
  • C. Về một cuộc sống ấm no, dư dả
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 10: Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ gì của nhân dân lao động?

  • A. Sức mạnh của nhân dân
  • B. Công bằng xã hội
  • C. Cái thiện chiến thắng các ác
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 11: Trong truyện Thạch Sanh, vì sao Lí Thông muốn làm bạn với Thạch Sanh?

  • A. Vì thương cảm cho số phận mồ côi của Thạch Sanh.
  • B. Vì muốn được che chở cho Thạch Sanh.
  • C. Vì thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, có Thạch Sanh ở cùng sẽ đem lại nhiều lợi ích.
  • D. Vì Lí Thông cũng có hoàn tương tự như Thạch Sanh.

Câu 12: Chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu đã thể hiện điều gì ở nhân dân?

  • A. Tấm lòng nhân đạo, yêu chuộng hòa bình và hóa giải hận thù bằng lẽ phải, chính nghĩa.
  • B. Thể hiện lòng tự hào dân tộc.
  • C. Thể hiện lòng nhân ái, nhân đạo của dân tộc.
  • D. Tư tưởng cầu hòa, mong muốn chấm dứt chiến tranh bằng sự thua nhường quân giặc.

Câu 13: Hình ảnh niêu cơm ăn hết lại đầy trong truyện Thạch Sanh không thể hiện ý nghĩa nào?

  • A. Khát vọng chung sống hòa bình và tình bác ái, khoan dung của dân tộc ta.
  • B. Thể hiện mơ ước về một quốc gia giàu mạnh, quân đội hùng cường để có thể tự bảo vệ đất nước trước lũ giặc ngoại xâm hung bạo.
  • C. Thể hiện tài năng phi thường của Thạch Sanh, không chỉ khiến quân giặc quy hàng mà 
  • còn "tâm phục, khẩu phục".
  • D. Ước mơ về cuộc sống đầy đủ, no ấm, sung túc của nhân dân.

Câu 14: Việc Thạch Sanh dùng tiếng đàn để cảm hóa quân mười tám nước chư hầu và thết đãi họ bằng niêu cơm thần có ý nghĩa gì?

  • A. Thể hiện tinh thần yêu nước, yêu hòa bình và tấm lòng nhân đạo của nhân dân ta.
  • B. Cho quân các nước chư hầu thấy được sức mạnh và sự giàu có của nhân dân ta.
  • C. Thể hiện sự tài giỏi của Thạch Sanh.
  • D. Thể hiện ước mơ công lí: những người đi xâm lược nhất định sẽ thất bại, những người yêu chuộng hòa bình sẽ thắng lợi.

Câu 15:Việc Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh thể hiện chàng là người như thế nào?

  • A. Thạch Sanh là người yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh đổ máu.
  • B. Thạch Sanh là một anh hùng trượng nghĩa, có dũng khí.
  • C. Thạch Sanh là một người nhút nhát, sợ hãi.
  • D. Thạch Sanh là người ngay thẳng, dũng cảm.

Câu 16: Kết truyện, Ngọc Hoàng biến mẹ con Lí Thông thành bọ hung, mang ý nghĩa gì?

  • A. Thể hiện chân lý ác giả ác báo
  • B. Đó là cái kết của những kẻ trơ tráo, bất nhân
  • C. Đó là cái kết phù hợp với kết cấu thường thấy ở truyện cổ tích 
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 17: Từ “nước chư hầu” có nghĩa là gì?

  • A. Nước nhỏ
  • B. Nước bị phụ thuộc, phải phục tùng nước khác (mạnh hơn)
  • C. Nước đi xâm lược nước khác
  • D. Nước phát triển

Câu 18: Qua chi tiết Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?

  • A. Cho thấy những đặc điểm phi thường của người dũng sĩ
  • B. Khẳng định nhà vua đối xử rất công bằng với mọi người
  • C. Nhấn mạnh công chúa là một người trọng tình, trọng nghĩa
  • D. Thể hiện khát vọng về sự công bằng, người ở hiền sẽ gặp lành

Câu 19: Trong văn bản Thạch Sanh, vì sao tên địa điểm trong truyện đều là tên riêng nhưng truyện vẫn mang tính phiếm chỉ?

  • A. Vì không phải tất cả các nhân vật đều có tên riêng
  • B. Tác giả dùng tên riêng cho một số nhân vật thuyết phục người nghe về hiện thực trong tác phẩm 
  • C. Đó chính là tên của cả một loài người, nhân vật đại diện 
  • D. Trong thực tế cuộc sống, không ai đặt tên là Thạch Sanh, Lí Thông

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo