5 phút giải Địa lí 8 chân trời sáng tạo trang 148
5 phút giải Địa lí 8 chân trời sáng tạo trang 148. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 15: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN VÙNG BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
MỞ ĐẦU
CH: Thiên nhiên vùng biển đảo Việt Nam có sự phân hoá đa dạng và giàu tiềm năng, có thể giúp nước ta thực hiện được mục tiêu “trở thành quốc gia mạnh về biển ”. Tuy nhiên, môi trường biến đảo rất nhạy cảm trước những tác động của con người, cần được quan tâm bảo vệ nhằm đảm bảo cho sự phát triển kinh tế biền một cách bền vững. Hãy nêu những điểm nồi bật về tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo nước ta.
1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG BIỂN ĐẢO
a) Địa hình
Dựa vào hình 15.1 và thông tin trong bài, em hãy:
CH: Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta.
CH: Nêu đặc điểm địa hình của vùng biển đảo Việt Nam.
b) Khí hậu
Dựa vào hình 15.1, hình 15.2 và thông tin trong bài, em hãy:
CH: Nêu đặc điểm khí hậu của vùng biển nước ta.
CH: Nhận xét nhiệt độ và lượng mưa của một trạm khí tượng trên các đảo nước ta.
c) Đặc điểm hải văn
Dựa vào hình 15.3 và thông tin trong bài, em hãy:
CH: Xác định hướng chảy của dòng biển trong vùng biển nước ta.
CH: Cho biết những đặc điểm chính của hải văn vùng biển Việt Nam.
2. Môi trường biển đảo Việt Nam
a) Đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam
CH: Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam.
b) Vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam
CH: Dựa vào kiến thức đã học và thông tin trong bài, em hãy trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường biển đảo nước ta.
3. TÀI NGUYÊN BIỂN VÀ THỀM LỤC ĐỊA
a) Tài nguyên sinh vật
CH: Dựa vào hình 15.4 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm tài nguyên sinh vật của vùng biển nước ta.
b) Tài nguyên khoáng sản
Dựa vào hình 15.4, hình 15.5 và thông tin trong bài, em hãy:
CH: Kể tên một số mỏ khoáng sản ở vùng biển Việt Nam.
CH: Trình bày đặc điểm tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta.
c) Tài nguyên du lịch
CH: Dựa vào hình 15.4, hình 15.6 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm tài nguyên du lịch biển của nước ta.
d) Các tài nguyên khác ở vùng biển và thềm lục địa Việt Nam
CH: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm tài nguyên năng lượng gió và năng lượng thủy triều của nước ta.
LUYỆN TẬP
CH: Lập sơ đồ thể hiện đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam.
CH: Em hãy cho ví dụ cụ thể về các tài nguyên du lịch biển đảo của nước ta.
VẬN DỤNG
CH: Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) để tuyên truyền bảo vệ môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam.
PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI
MỞ ĐẦU
CH:
- Đặc điểm về tự nhiên:
Địa hình vùng biển, đảo Việt Nam rất đa dạng.
Khí hậu vùng biển nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Hướng chảy và cường độ của dòng biển ven bờ có sự thay đổi theo mùa. Nhiệt độ nước biển trung bình trên 23°C. Độ muối bình quân là 30 - 33%%. Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ thuỷ triều khác nhau, như: nhật triều, bán nhật triều,…
- Đặc điểm về môi trường:
Chất lượng môi trường nước biển khá tốt; môi trường trên các đảo chưa bị tác động mạnh; các hệ sinh thái vùng bờ biển cũng rất phong phú.
Tuy nhiên, thời gian gần đây: môi trường biển đang có xu hướng suy giảm về chất lượng.
- Đặc điểm về tài nguyên: vùng biển Việt Nam rất giàu các tài nguyên sinh vật, khoáng sản và giàu tiềm năng để phát triển du lịch, khai thác năng lượng gió, năng lượng thủy triều,…
1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG BIỂN ĐẢO
a) Địa hình
Dựa vào hình 15.1 và thông tin trong bài, em hãy:
CH: Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quốc, Cá Bà, Cái Bầu,...
CH:
Đa dạng, bao gồm các dạng bờ biển bồi tụ, bờ biển mài mòn, vịnh cửa sông, bãi cát phẳng, đầm, phá, đảo ven bờ,...
Địa hình thềm lục địa tiếp nối với địa hình đất liền. Thềm lục địa rộng, bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.
Đáy biển có nhiều khối núi ngầm.
b) Khí hậu
Dựa vào hình 15.1, hình 15.2 và thông tin trong bài, em hãy:
CH:
Tính chất: Nhiệt đới ẩm gió mùa.
Nhiệt độ không khí trung bình năm cao (khoảng 26 độ C), có sự phân hóa bắc - nam.
Lượng mưa trung bình thấp hơn lượng mưa trung bình trên đất liền.
Hướng gió: đông bắc (tháng 10 đến tháng 4); các tháng còn lại: gió thổi theo hướng tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng đông nam. Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt.
Bão trên Biển Đông thường được hình thành ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương hoặc ngay trên Biển Đông. Trung bình mỗi năm có 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào đất liền Việt Nam.
CH: Nhận xét nhiệt độ và lượng mưa tại trạm khí tượng trên đảo Phú Quốc (Kiên Giang):
Nhiệt độ trung bình năm cao: 27.2 độ C.
Biên độ nhiệt thấp.
Tổng lượng mưa lớn: 3098 mm/năm. Tháng mưa ít nhất là tháng 1, tháng mưa nhiều nhất là tháng 8. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11.
c) Đặc điểm hải văn
Dựa vào hình 15.3 và thông tin trong bài, em hãy:
CH:
Mùa đông: Hướng Tây Bắc - Đông Nam
Mùa hạ: Hướng Tây Nam - Đông Bắc.
CH:
Nhiệt độ nước biển trung bình trên 23 độ C, có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam và từ ven bờ ra ngoài khơi.
Độ muối bình quân của Biển Đông là 30 - 33‰. Độ muối thay đổi theo khu vực, theo mùa và theo độ sâu.
Có nhiều chế độ thuỷ triều khác nhau:
- Phía bắc: chế độ nhật triều được coi là điển hình nhất, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống;
- Phía nam: chế độ bán nhật triều xen kẽ với chế độ nhật triều.
2. Môi trường biển đảo Việt Nam
a) Đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam
CH: Môi trường biển đảo là một bộ phận trong môi trường sống của con người nói chung, bao gồm các yếu tố tự nhiên (bờ biển, đáy biển, nước biển, đa dạng sinh học biển,...) và các yếu tố nhân tạo (các công trình xây dựng, các cơ sở sản xuất,... nằm ven biển, trên biển và các đảo). Chất lượng môi trường nước biển đang có xu hướng giảm do chịu tác động mạnh của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khu vực ven bờ. Ngoài ra, biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng có tác động xấu đến môi trường biển đảo.
b) Vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam
CH:
Tham gia vào việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về bảo vệ môi trường biển, đảo.
Thường xuyên và tích cực tham gia các hoạt động làm sạch bờ biển, làm đẹp cảnh quan, môi trường biển đảo, tổ chức trồng cây và bảo vệ, chăm sóc cây.
Tổ chức học tập và thực hành các kĩ năng sống thích ứng với những thay đối của tự nhiên vùng biển đảo,...
3. TÀI NGUYÊN BIỂN VÀ THỀM LỤC ĐỊA
a) Tài nguyên sinh vật
CH:
Về thực vật: diện tích rừng ngập mặn đứng thứ hai thế giới; có hơn 600 loài rong biển, khoảng 400 loài tảo biển cùng nhiều loài cỏ biển có giá trị.
Về động vật: có hơn 2000 loài cá, nhiều loài có giá trị như cá nục, cá trích, cá thu,...; hàng nghìn loài giáp xác (tôm, cua,...) và các loại nhuyễn thể (mực, ốc, trai, sò,...); hàng trăm loài chim biển (yến, hải âu,...) cùng nhiều loài có giá trị khác.
b) Tài nguyên khoáng sản
Dựa vào hình 15.4, hình 15.5 và thông tin trong bài, em hãy:
CH:
- Than đá: Cẩm Phả, Lạc Thủy, Quỳnh Nhai, Sơn Dương,...
- Dầu mỏ: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng,...
- Bô-xít: Đắk Nông, Măng Đen, Krông Buk,...
- A-pa-tit: Cam Đường
CH:
Dầu mỏ và khí tự nhiên: trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu, hàng trăm tỉ mét khối khí. Các bể trầm tích lớn như: sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long
Muối: đường bờ biển dài, độ muối trung bình cao => Thuận lợi để sản xuất muối (Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận,...)
Một số tài nguyên khoáng sản khác:
- Quặng titan: Có nhiều trong sa khoáng ven biển miền Trung với trữ lượng khoảng 650 triệu tấn.
- Cát thủy tinh: phân bố ở nhiều nơi như vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, ven biển Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế,...
- Ngoài ra vùng biển Việt Nam còn có phốt pho, băng cháy, đồng, chì, kẽm,...
c) Tài nguyên du lịch
CH:
Dọc bờ biển nước ta có khoảng hơn 120 bãi biển, bãi cát bằng phẳng, độ dốc trung bình phù hợp cho hoạt động du lịch. Nhiều bãi tắm đẹp trải dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
Các đảo và quần đảo của nước ta cũng có giá trị du lịch rất lớn: vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới với khoảng 2 000 hòn đảo lớn nhỏ cùng giá trị đa dạng sinh học cao; hệ thống rừng ngập mặn ven biển cùng những tài nguyên du lịch biển đảo khác đã và đang thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước.
d) Các tài nguyên khác ở vùng biển và thềm lục địa Việt Nam
CH:
Tiềm năng phát triển công nghiệp điện gió.
Nguồn năng lượng thuỷ triều ổn định.
Ngoài ra, dọc theo bờ biển nước ta có nhiều khu vực nước sâu, thuận lợi để xây dựng cảng biển, nhất là các cảng nước sâu như: Cái Lân (Quảng Ninh), Chân Mây (Thừa Thiên Huế), Dung Quất (Quảng Ngãi),...
LUYỆN TẬP
CH:
CH:
- Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)
- Vịnh Nha Trang (Khánh Hòa)
- Quần đảo Cát Bà (Hải Phòng)
- Vườn Quốc gia Phú Quốc (Phú Quốc)
VẬN DỤNG
CH:
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển có vai trò, vị trí rất quan trọng, gắn bó mật thiết và ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của nước ta. Tuy nhiên, môi trường biển hiện nay đang bị ô nhiễm báo động, vấn đề này có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trước hết là ở chính con người, và để giảm thiểu vấn đề này cần bắt đầu từ những việc làm nhỏ như không xả rác bừa bãi. Sau tất cả, chúng ta đang biến biển cả thành thùng rác nên tất cả đều xả ra đại dương. Các chuyên gia về môi trường nhận định việc rác thải tràn ngập ở đại dương kéo theo nhiều hệ lụy, như ảnh hưởng đến hệ sinh thái, cuộc sống của các sinh vật biển, nguồn hải sản làm thực phẩm cho con người sẽ ăn phải các mảnh rác và bị nhiễm độc, từ đó gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Bảo vệ biển là bảo vệ môi trường sống trong hiện tại và cả tương lai. Do đó, các phong trào làm sạch biển cần tiếp tục được lan tỏa, nhân rộng, cần sự vào cuộc tích cực, chủ động của chính quyền địa phương, của mọi tổ chức, cá nhân.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Địa lí 8 chân trời sáng tạo, giải Địa lí 8 chân trời sáng tạo trang 148, giải Địa lí 8 CTST trang 148
Bình luận