5 phút giải Địa lí 8 chân trời sáng tạo trang 142

5 phút giải Địa lí 8 chân trời sáng tạo trang 142. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 14: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ BIỂN ĐÔNG, CÁC VÙNG BIỂN CỦA VIỆT NAM 

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU

CH: Biển Đông là một biển lớn, có vai trò quan trọng cả về mặt tự nhiên và kinh tế - chính trị - xã hội đối với khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung. Vậy, Biển Đông nói chung và vùng biển Việt Nam thuộc Biển Đông có vị trí và phạm vi như thế nào?

1. VỊ TRÍ VÀ PHẠM VI BIỂN ĐÔNG

Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong bài, em hãy:

CH: Xác định phạm vi Biển Đông.

CH: Kể tên các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam.

CH: Cho biết diện tích của phần biển Việt Nam trong Biển Đông.

2. VÙNG BIỂN VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

Dựa vào hình 14.2 và thông tin trong bài, em hãy:

CH: Xác định các mốc đường cơ sở trên biển dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa nước ta.

CH: Xác định đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

3. CÁC VÙNG BIỂN CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

CH: Dựa vào hình 14.4 và thông tin trong bài, em hãy nêu khái niệm các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông.

Dựa vào hình 14.4 và thông tin trong bài, em hãy nêu khái niệm các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông.

LUYỆN TẬP

CH: Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong bài, em hãy giải thích vì sao Biển Đông là biển tương đối kín.

Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong bài, em hãy giải thích vì sao Biển Đông là biển tương đối kín.

CH: Hoàn thành bảng thông tin về phạm vi của các bộ phận vùng biển Việt Nam theo gợi ý dưới đây:

Các bộ phận vùng biển Việt Nam

Phạm vi

Nội thủy

?

Lãnh hải

?

Vùng tiếp giáp lãnh hải

?

Vùng đặc quyền kinh tế

?

Thềm lục địa

?

VẬN DỤNG

CH: Hãy thu thập thông tin về chế độ pháp lí của các vùng biển nước ta theo Luật biển năm 1982.

PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI

MỞ ĐẦU

CH: 

- Phạm vi của Biển Đông:

  • Biển Đông thuộc Thái Bình Dương, là biển lớn thứ 3 trong các biển trên thế giới. Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.

  • Diện tích Biển Đông khoảng 3447 nghìn km2, trải dài từ khoảng vĩ độ 3°N đến khoảng vĩ độ 26°B, trải rộng từ khoảng kinh độ 100°Đ đến khoảng kinh độ 121oĐ.

- Phạm vi vùng biển của Việt Nam: vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông, có diện tích khoảng 1 triệu km2, bao gồm: vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

1. VỊ TRÍ VÀ PHẠM VI BIỂN ĐÔNG

Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong bài, em hãy:

CH: Biển Đông thuộc Thái Bình Dương, trải rộng từ khoảng vĩ độ 3 độ N đến 26 độ B, từ khoảng kinh độ 100 độ Đ đến 121 độ Đ.

CH: Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, In-do-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin, Trung Quốc.

CH: Khoảng 1 triệu km2.

2. VÙNG BIỂN VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

Dựa vào hình 14.2 và thông tin trong bài, em hãy:

CH: 

Xác định các mốc đường cơ sở trên biển dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa nước ta.

CH: 

Xác định đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

3. CÁC VÙNG BIỂN CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

CH: 

  •  Nội thuỷ: vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

  • Lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

  • Vùng tiếp giáp lãnh hải: vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

  • Vùng đặc quyền kinh tế: vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

  • Thềm lục địa Việt Nam: đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

LUYỆN TẬP

CH: Do được bao quanh bởi các vòng cung đảo, vùng biển được bao bọc 4 phía bởi lục địa châu Á, các quần đảo Philipin, Malaixia và Inđônêxia, chỉ thông ra Thái Bình Dương và các biển lân cận bằng những eo biển hẹp.

CH:

Các bộ phận vùng biển Việt Nam

Phạm vi

Nội thủy

Vùng nước tiếp giáp với đất liền và ở phía trong đường cơ sở.

Lãnh hải

Vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.

Vùng tiếp giáp lãnh hải

Vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải ra phía biển.

Vùng đặc quyền kinh tế

Vùng biển phía ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở.

Thềm lục địa

gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VẬN DỤNG

CH: 

Một số quy định trong Luật biển 1982:

  • Các vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển bao gồm: (i) Nội thủy (vùng biển nằm phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải) và (ii) Lãnh hải (vùng biển rộng 12 hải lí phía ngoài đường cơ sở). Các vùng biển này có quy chế pháp lí như lãnh thổ lục địa. Điều này có ý nghĩa là quốc gia ven biển có quyền thực thi chủ quyền của mình tại vùng biển này như đối với lãnh thổ đất liền (trừ quyền qua lại vô hại lãnh hải của tàu thuyền nước ngoài).

  • Đường cơ sở là đường dùng để xác định chiều rộng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của quốc gia ven biển. Trong những điều kiện thông thường, các quốc gia ven biển có thể lấy ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển làm đường cơ sở. Trong một số điều kiện đặc biệt (như có sự hiện diện của 1 chuổi đảo ven bờ, bờ biển bị lồi lõm liên tục…), quốc gia ven biển có thể chọn một số điểm thích hợp làm điểm cơ sở và nối những điểm này thành đường cơ sở (đường cơ sở thẳng). Quốc gia ven biển cũng có thể kết hợp cả 2 phương pháp xác định đường cơ sở nêu trên.

  • Nội thủy là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở. Tại nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình.

  • Chủ quyền quốc gia ven biển đối với lãnh hải không phải tuyệt đối như đối với nội thủy, do Công ước 1982 thừa nhận quyền qua lại vô hại lãnh hải của tàu thuyền nước ngoài. Đây chính là sự thỏa hiệp giữa các quốc gia ven biển và các cường quốc hàng hải trong việc thừa nhận quốc gia ven biển có vùng lãnh hải rộng 12 hải lí (trước đây, thông thường lãnh hải của quốc gia ven biển chỉ rộng 3 hải lí).

  • Trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, trong những điều kiện do các quy định thích hợp của Công ước, đều được hưởng 3 quyền tự do cơ bản sau đây:

- Quyền tự do hàng hải;

- Quyền tự do hàng không;

- Quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.

  • Theo quy định của Công ước 1982, quốc gia ven biển có chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa của mình và quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa là đặc quyền. Có nghĩa là, quốc gia ven biển không thăm dò, khai thác thì cũng không ai có quyền khai thác tại đây nếu không được sự đồng ý của quốc gia ven biển. Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc vào việc chiếm hữu thật sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào.

  • Trong trường hợp bờ ngoài của rìa thềm lục địa của quốc gia ven biển mở rộng quá khoảng cách 200 hải lí thì quốc gia ven biển có quyền yêu sách vùng thềm lục địa kéo dài thông qua việc đệ trình Ủy ban ranh giới thềm lục địa báo cáo quốc gia chứng minh phần thềm lục địa này là phần kéo dài tự nhiên của lục địa. Báo cáo cần tuân thủ các hướng dẫn về kỹ thuật, pháp lí của Ủy ban ranh giới thềm lục địa.

  • Biển cả là vùng biển nằm ngoài các vùng biển thuộc phạm vi chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển. Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia có biển hoặc không có biển. Ở biển cả, các quốc gia đều có quyền tự do hàng hải, hàng không, đặt dây cáp và ống ngầm, đánh bắt cá, nghiên cứu khoa học… Tuy nhiên, các quốc gia khi hoạt động ở biển cả cần tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác cũng như cần tuân thủ các quy định có liên quan của Công ước như: Bảo vệ môi trường biển, bảo tồn tài nguyên sinh vật biển, an toàn hàng hải, hợp tác trấn áp cướp biển…

  • Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc xung quanh và phải luôn nổi trên mặt nước. Các đảo được quyền có các vùng biển như đối với đất liền. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 121 của Công ước 1982, “đá” không thích hợp cho con người sinh sống hoặc không có đời sống kinh tế riêng thì không được quyền có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Địa lí 8 chân trời sáng tạo, giải Địa lí 8 chân trời sáng tạo trang 142, giải Địa lí 8 CTST trang 142

Bình luận

Giải bài tập những môn khác