5 phút giải Địa lí 8 chân trời sáng tạo trang 114

5 phút giải Địa lí 8 chân trời sáng tạo trang 114. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 6: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU

CH: Khí hậu là một trong những nhân tố quyết định đến thiên nhiên nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các thành phần tự nhiên khác. Hãy nêu một số đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam mà em biết.

1. KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

a) Tính chất nhiệt đới ẩm

CH: Dựa vào thông tin trong bài và hình 6.1, em hãy nêu những đặc điểm thể hiện tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta.

b) Tính chất gió mùa

CH: Dựa vào hình 6.1 và thông tin trong bài, em hãy cho biết tính chất gió mùa của khí hậu nước ta được thể hiện như thế nào.

2. KHÍ HẬU PHÂN HÓA ĐA DẠNG

CH: Dựa vào hình 6.1 và thông tin trong bài, em hãy chứng minh khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng theo chiều bắc - nam, đông - tây và theo độ cao.

LUYỆN TẬP

CH: Lập sơ đồ thể hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta.

CH: Giải thích vì sao khí hậu nước ta có sự phân hoá đa dạng.

VẬN DỤNG

CH. Hãy thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1. Hãy sưu tầm và viết báo cáo về đặc điểm khí hậu ở địa phương em (nhiệt độ, số giờ năng, lượng mưa, mùa mưa, mùa khô, độ âm không khí, biên độ nhiệt năm, các hiện tượng thời tiết đặc biệt).

Nhiệm vụ 2. Hãy sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, các bài thơ có nội dụng về khí hậu và các hiện tượng thời tiết ở nước ta.

PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI

MỞ ĐẦU

CH: Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Khí hậu phân hóa đa dạng (phân hóa theo chiều bắc - nam, đông - tây, theo độ cao và theo mùa).

1. KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

a) Tính chất nhiệt đới ẩm

CH: 

Tính chất nhiệt đới:

  • Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều trên 200C, đạt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới.

  • Tổng lượng bức xạ nhận được lớn, cán cân bức xạ quanh năm dương (khoảng 75kcal/cm2 /năm).

  • Số giờ nắng từ 1400 – 3000h/năm.

Tính chất ẩm:

  • Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 – 2000 mm/năm.

  • Cân bằng ẩm luôn dương, độ ẩm không khí cao (> 80%.)

b) Tính chất gió mùa

CH: 

  • Gió mùa đông (tháng 11- tháng 4 năm sau): lạnh, khô. Miền Bắc chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh từ phía Bắc. Ở miền Nam, Tín phong chiếm ưu thế, đem đến mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên; gây mưa cho Duyên hải miền Trung.

  • Gió mùa hạ (từ tháng 5 - tháng 10): nóng, ẩm, chủ yếu có hướng tây nam. Đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên, gây hiệu ứng phơn khô, nóng cho Trung Bộ, Tây Bắc. Giữa và cuối hạ: gây mưa lớn và kéo dài cho nhiều nơi trên cả nước.

2. KHÍ HẬU PHÂN HÓA ĐA DẠNG

CH: 

Phân hoá bắc - nam:

  • Miền khí hậu phía Bắc (từ dãy Bạch Mã về phía bắc): khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.

  • Miền khí hậu phía Nam (từ dãy Bạch Mã về phía nam): khí hậu cận xích đạo gió mùa, nền nhiệt cao quanh năm và hầu như không thay đổi trong năm, có hai mùa mưa và khô phân hoá rõ rệt.

Phân hoá đông - tây:

  • Khí hậu có sự phân hoá giữa hai sườn của dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, tạo nên sự khác biệt về chế độ nhiệt và ẩm giữa hai sườn. Vùng Biển Đông, khí hậu có tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

Phân hoá theo độ cao: khí hậu Việt Nam phân hoá thành ba đai cao gồm: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi.

LUYỆN TẬP

CH: 

Lập sơ đồ thể hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta. (ảnh 1)

CH: 

  •  Vị trí địa lí và lãnh thổ: làm cho khí hậu nước ta phân hóa Bắc - Nam rõ rệt, khí hậu thất thường, thường xuyên đón bão nhiệt đới, các thiên tai khác (lũ lụt, sương giá...).         

  • Địa hình và hoàn lưu gió mùa:

- Địa hình tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao.

- Địa hình kết hợp với hướng gió làm cho khí hậu nước ta phân hóa Đông Tây (Đông Bắc và Tây Bắc ranh giới là dãy Hoàng Liên Sơn; phân hóa giữa sườn Đông và sườn Tây Trường Sơn; mùa mưa-khô đối lập nhau giữa khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ....)

VẬN DỤNG

CH. 

Nhiệm vụ 2: Một số câu ca dao, tục ngữ nói về khí hậu

1. Cơn đằng Đông vừa trông vừa chạy
Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi.

2. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

3. Chớp Đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.

4. Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng.

5. Bao giờ Hòn Đỏ mang tơi
Hòn Hèo đội mũ thì trời sắp mưa.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Địa lí 8 chân trời sáng tạo, giải Địa lí 8 chân trời sáng tạo trang 114, giải Địa lí 8 CTST trang 114

Bình luận

Giải bài tập những môn khác