5 phút giải Địa lí 8 chân trời sáng tạo trang 131
5 phút giải Địa lí 8 chân trời sáng tạo trang 131. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 11: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA LỚP PHỦ THỔ NHƯỠNG
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
MỞ ĐẦU
CH: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đặc điểm này tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành thổ nhưỡng. Bên cạnh đó, sự đa dạng của các nhân tố hình thành đất đã khiến cho nước ta có nhiều loại đất khác nhau. Vậy, đặc điểm chung và sự phân bố của đất ở nước ta được thể hiện như thể nào?
1. TÍNH CHẤT NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA CỦA LỚP PHỦ THỔ NHƯỠNG
CH: Dựa vào hình 11.1 và thông tin trong bài, em hãy chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng ở nước ta.
2. PHÂN BỐ CÁC NHÓM ĐẤT CHÍNH Ở NƯỚC TA
CH: Dựa vào hình 11.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm phân bố các nhóm đất: đất feralit, đất phù sa và đất mùn núi cao ở nước ta.
LUYỆN TẬP
CH: Giải thích vì sao quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của nước ta?
CH: Lập sơ đồ thể hiện đặc điểm phân bố 3 nhóm đất chính của nước ta.
CH: Địa phương em có nhóm đất nào? Em hãy thu thập thông tin về đặc điểm của nhóm đất đó.
PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI
MỞ ĐẦU
CH:
- Đặc điểm chung: thổ nhưỡng của Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, gồm 3 nhóm đất chính: đất feralit; đất phù sa và đất mùn núi cao
- Phân bố:
Đất feralit: phân bố chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi
Đất phù sa: phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng ven biển miền Trung
Đất mùn núi cao: phân bố rải rác ở các khu vực núi có độ cao từ 1600 - 1700 m trở lên dưới thảm rừng cận nhiệt hoặc ôn đới trên núi.
1. TÍNH CHẤT NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA CỦA LỚP PHỦ THỔ NHƯỠNG
CH:
Tính chất nóng ẩm => quá trình phong hóa đá mẹ diễn ra mạnh mẽ => lớp phủ thổ nhưỡng dày.
Lượng mưa lớn tập trung theo mùa => quá trình rửa trôi các chất bazo xảy ra mạnh => tích lũy các ôxit sắt và oxit nhôm, hình thành các loại đất feralit.
có màu đỏ vàng.
Đất bị xói mòn, rửa trôi theo các dòng chảy ra sông ngòi và bồi tụ ở vùng đồng bằng, hình thành đất phù sa.
2. PHÂN BỐ CÁC NHÓM ĐẤT CHÍNH Ở NƯỚC TA
CH:
Nhóm đất | Đặc điểm | Phân bố |
Đất feralit (chiếm 65% diện tích đất tự nhiên) | - Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét. - Có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm. | Các miền đồi núi thấp (đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ...). |
Đất bồi tụ phù sa sông và biển (chiếm 24% diện tích đất tự nhiên) | Nhìn chung rất phì nhiêu, tơi xốp, ít chua, giàu mùn, giữ nước tốt,... | Ở các vùng đồng bằng và ven biển (đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng: đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ...). |
Đất mùn núi cao (chiếm 11% diện tích đất tự nhiên | Xốp, nhiều mùn, có màu đen hoặc nâu | Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao |
LUYỆN TẬP
CH: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nên đây là quá trình hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nước ta. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+) làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng. Vì thế, loại đất này được gọi là đất feralit (Fe - Al) đỏ vàng. Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit; địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, vì thế đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi Việt Nam.
CH:
VẬN DỤNG
CH: Các nhóm đất chính vùng đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm đất chính | Đặc điểm |
Nhóm đất phù sa ngọt |
|
Nhóm đất phèn |
|
Nhóm đất mặn |
|
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Địa lí 8 chân trời sáng tạo, giải Địa lí 8 chân trời sáng tạo trang 131, giải Địa lí 8 CTST trang 131
Bình luận