Tóm tắt kiến thức địa lý 8 chân trời bài 11: Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng
Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lý 8 chân trời bài 11: Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
I. TÍNH CHẤT NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA CỦA LỚP PHỦ THỔ NHƯỠNG
- Ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, quá trình phong hoá với cường độ mạnh, tạo nên lớp thổ nhưỡng dày.
- Lượng mưa tập trung theo mùa, rửa trôi các chất dễ tan, tích tụ oxit sắt, oxit nhôm tạo nên đất feralit có màu đỏ vàng.
- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng.
+ Đất feralit thường bị rửa trôi, xói mòn mạnh (ở những nơi mất đi lớp phủ thực vật).
+ Các vật liệu theo dòng nước được bổi tụ ở các đồng bằng hạ lưu sông.
II. PHÂN BỐ CÁC NHÓM ĐẤT CHÍNH Ở NƯỚC TA
1. Nhóm đất feralit
Chiếm 65% diện tích đất tự nhiên của nước ta, phân bố ở các khu vực đồi núi:
- Đất feralit hình thành trên đá badan: phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, rải rác ở Bắc Trung Bộ, Tây Bắc.
- Đất feralit hình trên đá vôi: phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc.
- Đất feralit hình thành trên các loại đá khác: chiếm diện tích lớn nhất, phân bố rộng khắp ở nhiều vùng đồi núi thấp.
2. Nhóm đất phù sa
Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng ven biển miền Trung, ven thung lũng sông của các khu vực khác.
- Ở đồng bằng sông Cửu Long, các ô trũng ở đồng bằng sông Hồng: đất phù sa có một phần diện tích bị nhiễm phèn (đất phèn).
- Ở rìa đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ: đất xám trên phù sa cổ.
- Duyên hải miền Trung: đất cát ven biển.
- Khu vực ven biển: đất mặn.
Bình luận