5 phút giải Địa lí 8 chân trời sáng tạo trang 119

5 phút giải Địa lí 8 chân trời sáng tạo trang 119. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 8: ĐẶC ĐIỂM THỦY SẢN

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU

CH: Việt Nam là một trong những quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều hồ, đầm và lượng nước ngầm phong phú. Sông ngòi nước ta có những đặc điểm gì? Hồ, đầm và nước ngầm ở nước ra đóng vai trò như thế nào đối với sản xuất và sinh hoạt?

1. ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI

Dựa vào hình 8.1 và thông tin trong bài, em hãy:

CH: Xác định trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.

Dựa vào hình 8.1 và thông tin trong bài em hãy Xác định trên bản đồ lưu vực

CH: Phân tích đặc điểm mạng lưới sông ngòi nước ta.

2. MỘT SỐ HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA

Dựa vào hình 8.1, bảng số liệu và thông tin trong bài, em hãy:

CH: Xác định trên bản đồ một số hệ thống sông lớn.

CH: Phân tích đặc điểm mạng lưới và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn ở nước ta.

3. VAI TRÒ CỦA HỒ, ĐẦM VÀ NƯỚC NGẦM

a) Vai trò của hồ, đầm

CH: Dựa vào thông tin trong bài em hãy phân tích vai trò của hồ, đầm đối với sản xuất và sinh hoạt.

b) Vai trò của nước ngầm

CH: Dựa vào hình 8.3 và thông tin trong bài, em hãy phân tích vai trò của nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt.

LUYỆN TẬP

CH: Lập sơ đồ thể hiện đặc điểm mạng lưới sông ngòi Việt Nam.

CH: Tìm ví dụ cụ thể về vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt ở nước ta.

VẬN DỤNG

CH: Viết báo cáo ngắn mô tả đặc điểm của sông hoặc hồ, hoặc đầm ở nước ta mà em biết.

PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI

MỞ ĐẦU

CH: 

- Đặc điểm của sông ngòi nước ta:

  •  Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước.

  •  Lưu lượng nước lớn, giàu phù sa.

  •  Phần lớn sông ngòi chảy theo hai hướng chính là: hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

  •  Chế độ nước chảy theo hai mùa rõ rệt.

- Hồ đầm và nước ngầm có vai trò quan trọng đối với đời sống sản xuất và sinh hoạt.

1. ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI

Dựa vào hình 8.1 và thông tin trong bài, em hãy:

CH: Học sinh xác định dựa trên màu sắc, kí hiệu

CH:  Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước, chủ yếu là sông nhỏ. Sông chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung, một số sông chảy theo hướng tây - đông,... Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta phân hai mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn, do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm tới 70 ~ 80% tổng lượng nước cả năm.

2. MỘT SỐ HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA

Dựa vào hình 8.1, bảng số liệu và thông tin trong bài, em hãy:

CH: Hệ thống sông Hồng; Hệ thống sông Thu Bồn; Hệ thống sông Cửu Long.

CH: Hệ thống sông Cửu Long:

- Chiều dài dòng chính: 4300km, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy tới Phnom Pênh chia thành 3 nhánh:

  •  Một nhánh chảy vào hồ Tông-lê Sáp (Cam-pu-chia)

  •  Hai nhanh sông Tiền và sông Hậu chảy vào Việt Nam.

- Có nhiều phụ lưu.

- Chế độ nước đơn giản, điều hòa.

- Mùa lũ kéo dài 5 tháng, chiếm hơn 75% tổng lượng nước cả năm.

3. VAI TRÒ CỦA HỒ, ĐẦM VÀ NƯỚC NGẦM

a) Vai trò của hồ, đầm

CH: 

  • Đối với sản xuất:

- Nông nghiệp: Các hồ, đầm nước ngọt là nguồn cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi. Hồ, đầm là mặt nước tự nhiên để nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn như đấm phá Tam Giang (Thừa Thiên Huế), đầm Thị Nại (Bình Định), hồ thuỷ điện Hoà Bình,...

- Công nghiệp: Các hồ thuỷ điện (Hoà Bình, Sơn La, laly,...) là nơi trữ nước cho nhà máy thuỷ điện. Hồ cung cấp nước cho các ngành công nghiệp như: chế biến lương thực - thực phẩm, khai khoáng,...

- Dịch vụ: Một số hồ, đám thông với các sông, biến có giá trị về giao thông. Nhiều hồ, đầm có cảnh quan đẹp, hệ sinh thái với tính đa dạng sinh học cao, khí hậu trong lành được khai thác để phát triển du lịch, như hồ Tơ Nưng (Gia Lai), hồ Ba Bế (Bắc Kạn),...

  •  Đối với sinh hoạt:

- Phục vụ nhu cầu nước trong sinh hoạt, là nguồn dự trữ nước ngọt lớn.

- Đóng vai trò đảm bảo an ninh nguồn nước, nhất là ở các khu vực có mùa khô sâu sắc.

- Giúp điều hòa khí hậu địa phương, là môi trường sống của nhiều sinh vật dưới nước, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.

b) Vai trò của nước ngầm

CH: 

Đối với sản xuất:

  • Cung cấp nước tưới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp;

  • Các nguồn nước nóng, nước khoáng là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh,...

Đối với sinh hoạt:

  • Là nguồn nước quan trọng phục vụ sinh hoạt của người dân;

  • Nước khoáng có giá trị đối với sức khoẻ con người,...

LUYỆN TẬP

CH: 

CH: 

Hồ Ba Bể

  • Cảnh quan địa chất độc đáo: đá vôi tại vùng hồ Ba Bể có niên đại 450 triệu năm và là đá vôi cổ có đặc điểm kiến tạo rất đặc biệt.  Đáy hồ Ba Bể có một lớp đất sét dày tới 200m bịt kín, chính địa tầng sét này không cho nước thoát xuống và hồ được hình thành.

  • Đa dạng sinh học: đây là hồ nước ngọt thiên nhiên lớn nhất Việt Nam. Là nơi cư ngụ của khoảng 50 loài cá nước ngọt, và nhiều loài thực vật quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như nghiến, đinh, lim, trúc dây…

  • Giá trị du lịch:  Giữa lòng hồ có hai đảo nhỏ nổi lên (đảo An Mã và đảo Bà Góa). Xung quanh hồ là quần thể du lịch Ao Tiên, đảo Pò Giả Mải, động Puông, thác Đầu Đẳng... 

 VẬN DỤNG

CH: 

Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước nhưng ít sông lớn. Theo số liệu thống kê hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 2300 con sông dài trên 10km. Trong đó, có tới 93% là những con sông ngắn và nhỏ. Còn các con sông lớn như sông Mê Công, sông Hồng chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta, tạo nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn và vô cùng phì nhiêu.

Lượng nước trên hệ thống sông ngòi của nước ta thay đổi theo mùa. Do khí hậu nước ta có 2 mùa chủ yếu là mùa khô và mùa mưa được phân hóa rõ rệt. Tuy nhiên, thời gian xuất hiện mùa mưa thường có sự khác nhau giữa các vùng miền và khu vực, thường chậm dần từ Bắc vào Nam. Sự chênh lệch lượng nước giữa 2 mùa rất rõ rệt. 

Sông ngòi của nước ta có nhiều phù sa do nhiều nơi có sự suy giảm độ bao phủ của rừng, những nơi đó, độ đục của sông có thể lên tới 600 – 700g/m3, còn những nơi có nhiều đá vôi, độ đục giảm xuống còn khoảng 70g/m3 (có nghĩa là ít phù sa hơn).


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Địa lí 8 chân trời sáng tạo, giải Địa lí 8 chân trời sáng tạo trang 119, giải Địa lí 8 CTST trang 119

Bình luận

Giải bài tập những môn khác