5 phút giải Địa lí 8 chân trời sáng tạo trang 106
5 phút giải Địa lí 8 chân trời sáng tạo trang 106. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 3: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA HÌNH ĐỐI VỚI SỰ PHÂN HÓA TỰ NHIÊN VÀ KHAI THÁC KINH TẾ
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
MỞ ĐẦU
CH: Sự phân hóa đa dạng của địa hình có ảnh hưởng đến sự hình thành các điều kiện tự nhiên cũng như quá trình khai thác kinh tế ở nước ta. Hãy nêu một số ví dụ về ảnh hưởng của địa hình đến tự nhiên và các hoạt động kinh tế.
1. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA HÌNH ĐỐI VỚI SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ TỰ NHIÊN
CH: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy cho ví dụ về ảnh hưởng của địa hình nước ta đối với khí hậu và sinh vật hoặc đối với sông ngòi và đất.
2. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA HÌNH ĐỐI VỚI KHAI THÁC KINH TẾ
CH: Dựa vào hình 3.1, hình 3.2 và thông tin trong bài, em hãy cho ví dụ về ảnh hưởng của địa hình đồi núi hoặc địa hình đồng bằng và bờ biển đối với khai thác kinh tế.
LUYỆN TẬP
CH: Vẽ sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu và sinh vật hoặc đối với sông ngòi và đất của nước ta.
CH: Lấy một số ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của địa hình đối với sự phát triển một ngành kinh tế ở nước ta.
VẬN DỤNG
CH: Địa phương em có dạng địa hình nào? Hoạt động kinh tế chủ yếu ở đây là gì?
PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI
MỞ ĐẦU
CH:
Địa hình đồng bằng: thích hợp để trồng các cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.
Địa hình đồi núi, cao nguyên: thích hợp chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây lâu niên,...
1. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA HÌNH ĐỐI VỚI SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ TỰ NHIÊN
CH:
Đối với sông ngòi:
- Hướng nghiêng của địa hình ảnh hưởng đến hướng chảy của sông ngòi: khu vực Tây Bắc, sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam; trong khi ở khu vực Đông Bắc, sông chảy theo hướng vòng cung.
- Độ dốc ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy: ở vùng núi, sông thường chảy nhanh; ở vùng đồng bằng, sông chảy chậm và điều hoà hơn.
Đối với đất:
Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành các vành đai đất theo độ cao: khu vực đổi núi chủ yếu là đất feralit, khu vực đồng bảng là đất phù sa. Càng lên cao, độ dày tầng đất càng giảm dần.
2. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA HÌNH ĐỐI VỚI KHAI THÁC KINH TẾ
CH:
Địa hình đổi núi thấp, bán bình nguyên và cao nguyên thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn và lâm nghiệp.
Một số vùng núi có nhiều tiểm năng phát triển thuỷ điện, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Vùng núi còn có lợi thế phát triển du lịch với các phong cảnh đẹp và khí hậu ôn hoà như Tam Đảo, Đà Lạt,...
Tuy nhiên, địa hình núi bị chia cắt mạnh cũng gây hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải và hay xảy ra thiên tai (lũ quét, sạt lở đất,...).
LUYỆN TẬP
CH:
CH: Ví dụ yếu tố địa hình ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp:
- Ở khu vực đồng bằng: địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ => Phát triển trồng lúa và các cây lương thực như ngô, khoai, sắn, đậu,...
- Ở khu vực đồi núi: chủ yếu là đất feralit => thích hợp để trồng các cây lâu năm như chè, cà phê, cao su, hồ tiêu,... và chăn nuôi gia súc lớn do có nhiều đồng cỏ.
VẬN DỤNG
CH:
- Các dạng địa hình ở thành phố Hà Nội:
Địa hình đồng bằng (chiếm 3/4 diện tích thành phố)
Địa hình đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp (chiếm 1/4 diện tích thành phố, tập trung chủ yếu ở các huyện: Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức,…)
- Các hoạt động kinh tế ở Hà Nội:
Sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, cây ăn quả,…)
Sản xuất công nghiệp
Các hoạt động thương mại, du lịch,…
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Địa lí 8 chân trời sáng tạo, giải Địa lí 8 chân trời sáng tạo trang 106, giải Địa lí 8 CTST trang 106
Bình luận