Tóm tắt kiến thức địa lý 8 chân trời bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế

Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lý 8 chân trời bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. TÌM HIỂU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA HÌNH ĐỐI VỚI PHÂN HÓA TỰ NHIÊN

a. Đối với khí hậu và sinh vật

– Đai nhiệt đới gió mùa: ở độ cao dưới 600 – 700 m (miền Bắc) hoặc dưới 900 – 1 000 m (miền Nam); mùa hạ nóng, sinh vật tiêu biểu là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và rừng nhiệt đới gió mùa.

– Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: lên đến độ cao 2.600 m, khí hậu mát mẻ, sinh vật gồm có rừng cận nhiệt lá rộng, rừng lá kim,... 

- Đai ôn đới gió mùa trên núi: ở độ cao trên 2 600 m (chỉ có ở miền Bắc); khí hậu có tính chất ôn đới, sinh vật là các loài thực vật ôn đới (đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam,..

b. Đối với sông ngòi và đất

– Đối với sông ngòi:

+ Hướng nghiêng của địa hình ảnh hưởng đến hướng chảy của sông ngòi: khu vực Tây Bắc, sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam; khu vực Đông Bắc, sông chảy theo hướng vòng cung.

+ Độ dốc ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy: ở vùng núi, sông thường chảy nhanh; ở vùng đồng bằng, sông chảy chậm và điều hoà hơn.

- Đối với đất: khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit, khu vực đồng bằng là đất phù sa. Càng lên cao, độ dày tầng đất càng giảm dần. Hai bên sườn của địa hình cũng có sự khác nhau về ranh giới bắt đầu và kết thúc của các vành đai đất

II. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA HÌNH ĐỐI VỚI SỰ PHÂN HÓA KHAI THÁC KINH TẾ

a. Đối với địa hình đồi núi

- Thuận lợi:

+ Địa hình đồi núi thấp, bán bình nguyên và cao nguyên thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn và lâm nghiệp. 

- Một số vùng núi có nhiều tiềm năng phát triển thuỷ điện, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; lợi thế phát triển du lịch với các phong cảnh đẹp và khí hậu ôn hoà như Tam Đảo, Đà Lạt,..

- Khó khăn: địa hình núi bị chia cắt mạnh cũng gây hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải và hay xảy ra thiên tai (lũ quét, sạt lở đất,..)

b. Đối với địa hình đồng bằng

- Thuận lợi: Địa hình bằng phẳng, đất phì nhiêu, đất đồng bằng là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm, cây ăn quả và thuỷ sản chủ yếu ở nước ta; thuận lợi cho cư trú và hình thành các trung tâm kinh tế. 

- Khó khăn: ở đồng bằng thường xảy ra bão, lụt, hạn hán,... ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và đời sống.

c. Đối với địa hình bờ biển

- Thuận lợi: 

+ Địa hình bờ biển nước ta đa dạng với nhiều bãi cát dài ở ven biển miền Trung thuận lợi cho phát triển du lịch biển; các vũng, vịnh ở khu vực Nam Trung Bộ thuận lợi cho việc nuôi trồng hải sản. 

+ Dọc bờ biển có nhiều địa điểm nước sâu thuận lợi cho xây dựng cảng biển, đặc biệt là cảng nước sâu, điển hình như Vũng Áng (Hà Tĩnh), Quy Nhơn (Bình Định, Vân Phong (Khánh Hoà),... 

- Khó khăn: một số đoạn bờ biển của nước ta đang gặp phải tình trạng mài mòn, sạt lở,... gây bất lợi cho các hoạt động kinh tế.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế, kiến thức trọng tâm địa lý 8 chân trời bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế, nội dung chính bài Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế

Bình luận

Giải bài tập những môn khác