Tóm tắt kiến thức địa lý 8 chân trời bài 6: Đặc điểm khí hậu
Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lý 8 chân trời bài 6: Đặc điểm khí hậu. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
a. Tính chất nhiệt đới ẩm
- Tính chất nhiệt đới:
+ Lượng bức xạ tổng cộng ở nước ta lớn; cán cân bức xạ trên toàn lãnh thổ Việt Nam luôn dương.
+ Nhiệt độ trung bình nằm ở hầu hết mọi nơi trên cả nước đều trên 20°C và tăng dần từ Bắc vào Nam.
+ Số giờ nắng nhiều, khoảng 1.400 – 3.000 giới năm.
- Tính chất ẩm:
+ Nước ta có lượng mưa trung bình năm lớn, từ 1 500 – 2 000 mm/năm. Ở những khu vực đón gió biển hoặc vùng núi cao, lượng mưa trung bình năm thường nhiều hơn, khoảng 3.000 – 4000 mm/năm.
+ Cân bằng ẩm luôn dương, độ ẩm không khí cao, trên 80%
b. Tính chất gió mùa
- Việt Nam nằm trong phạm vi hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc. Mặt khác, nước ta còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
- Gió mùa mùa đông:
+ Thời gian hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
+ Nguyên nhân: do tác động của khối khí lạnh từ phương bắc di chuyển xuống theo hướng đông bắc.
+ Đặc điểm
Gió mùa mùa đông tạo nên mùa đông lạnh cho miền Bắc: nửa đầu mùa đông có kiểu thời tiết lạnh, khô; nửa sau mùa đông, thời tiết lạnh, ẩm, có mưa phùn; miền núi cao xuất hiện sương muối, sương giá và băng tuyết.
Khi thổi về phía nam, gió mùa mùa đông hầu như bị chặn lại ở dây Bạch Mã.
Ở miền Nam, Tín phong chiếm ưu thế đem đến mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên, gây mưa cho Duyên hải miền Trung.
- Gió mùa mùa hạ:
+ Thời gian hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10,
+ Nguyên nhân: chịu tác động của khối khí nhiệt đới ẩm di chuyển theo hướng tây nam.
+ Đặc điểm:
Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên nhưng cũng gây hiệu ứng phơn khô, nóng cho Trung Bộ, Tây Bắc.
Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chỉ tuyến Nam bán cầu hoạt động mạnh, kết hợp với dải hội tự nhiệt đới gây mưa lớn và kéo dài cho nhiều nơi trên cả nước.
Đối với miền Bắc, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ nên gió thổi vào đất liền theo hướng đông nam.
Vào thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa, khi gió mùa bị suy yếu thì Tín phong hoạt động mạnh lên.
II. KHÍ HẬU PHÂN HÓA ĐA DẠNG
– Phân hoá bắc – nam:
+ Miền khí hậu phía Bắc (từ dãy Bạch Mã về phía bắc): khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.
+ Miền khí hậu phía Nam (từ dãy Bạch Mã về phía nam): khí hậu cận xích đạo gió mùa, nền nhiệt cao quanh năm và hầu như không thay đổi trong năm, có hai mùa mưa và khô phân hoá rõ rệt.
– Phân hoá đông – tây:
+ Khí hậu có sự phân hoá giữa hai sườn của dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, tạo nên sự khác biệt về chế độ nhiệt và ẩm giữa hai sườn.
+ Vùng Biển Đông, khí hậu có tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
- Phân hoá theo độ cao: khí hậu Việt Nam phân hoá thành ba đai cao gồm: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận