5 phút giải Công nghệ 7 cánh diều trang 53

5 phút giải Công nghệ 7 cánh diều trang 53. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.

BÀI 10. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU

CH1: Hãy kể tên một số loại bệnh ở vật nuôi mà em biết.

1. PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI

CH1: Quan sát Hình 10.1 và cho biết vật nuôi bị bệnh có những biểu hiện khác thường gì?

CH2: 1. Bệnh ở vật nuôi xảy ra khi nào?

2. Có mấy tác nhân gây bệnh ở vật nuôi?

* Vì sao bệnh truyền nhiễm lại gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi?

CH3: 1. Em hãy xác định các tác nhân gây bệnh của vật nuôi trong Hình 10.3

https://baivan.net/sites/default/files/styles/giua_bai/public/d/m/Y/10.3.png?itok=IPqL7ytz

2. Những bệnh nào có khả năng lây lan thành dịch?

CH4: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?

CH5: 1. Em hãy nêu các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi.

2. Khi vật nuôi bị bệnh, người nuôi cần làm gì?

2. VỆ SINH TRONG CHĂN NUÔI

CH1: Hãy quan sát Hình 10.4 và cho biết những yêu cầu vệ sinh trong chăn nuôi.

CH2: Thế nào là chuồng nuôi hợp vệ sinh ?

CH3: Thức ăn, nước uống trong chăn nuôi như thế nào là đảm bảo vệ sinh ?

CH4: Vệ sinh thân thể cho vật nuôi phải làm như thế nào ? Em hãy nêu ý nghĩa của những công việc đó.

CH5: Quản lí chất thải chăn nuôi cần được thực hiện như thế nào? Ý nghĩa của việc quản lí chất thải chăn nuôi là gì?

CH6: 1. Em hãy liệt kê những công việc trong phòng và trị bệnh cho một loại vật nuôi phổ biến. Bàn với gia đình hoặc những người chăn nuôi xung quanh cùng thực hiện.

2. Hãy quan sát hoạt động chăn nuôi tại địa phương em, ghi lại những điểm chưa hợp vệ sinh và đề xuất biện pháp khắc phục.

PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI

MỞ ĐẦU

CH1: Dịch tả lợn; Dịch tả trâu bò; Bệnh dịch tả vịt; Bệnh lỵ trên gia cầm

1. PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI

CH1: 

  • a: Suy nhược và gầy yếu

  • b: bỏ ăn, nằm một chỗ, trên da nổi nhiều nốt đỏ bằng đồng xu

  • c: Mệt mỏi, buồn ngủ.

  • d: cơ thể phình to.

CH2: 1. Bệnh ở vật nuôi: tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể động vật, động vật có sức đề kháng thấp, môi trường thuận lợi cho tác nhân gây bệnh. 

2.  Tác nhân gây bệnh: tác nhân bên ngoài và tác nhân bên trong cơ thể.

- Bệnh truyền nhiễm gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi vì bệnh truyền nhiễm thường lây lan nhanh thành dịch.

CH3: 1. a: Cơ học: chấn thương, tai nạn       b; c; d; i : Sinh học          e;  h: Lí học             g: Hóa học

2.  Những bệnh do tác nhân sinh học và hóa học 

CH4: 

  • Đảm bảo phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững

  • Cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng

  • Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.

CH5: 1. Biện pháp phòng bệnh:

  • Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine.

  • Chăm sóc tốt, cho ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.

  • Vệ sinh, khử trùng chuồng trại, các thiết bị chăn nuôi, thức ăn, nước uống

  • Nhốt riêng vật nuôi ốm để theo dõi và điều trị để tránh lây lan.

  • Không bán và mổ thịt vật nuôi bị bệnh.

  • Không sử dụng thức ăn thừa, các thiết bị dụng cụ của vật nuôi ốm, chết 

2. Người nuôi cần trị bệnh cho vật nuôi, báo cán bộ thú y đến khám và điều trị. 

2. VỆ SINH TRONG CHĂN NUÔI

CH1: Vệ sinh chuồng và dụng cụ chăn nuôi; thức ăn, nước uống trong chăn nuôi; thân thể vật nuô; Quản lí chất thải chăn nuôi

CH2: Chuồng nuôi hợp vệ sinh là chuồng có điều kiện khí hậu phù hợp cho vật nuôi, có địa điểm, hướng chuồng và kiểu chuồng phù hợp; được làm sạch hàng ngày, tiêu độc khử trùng trước và sau mỗi lứa nuôi hoặc khi có dịch bệnh

CH3: Thức ăn cần được bảo quản ở nơi cao ráo, khô, thoáng khí, tránh nắng, mưa và tránh sự xâm hại của côn trùng, chuột bọ. Hằng ngày cần thu dọn thức ăn vương vãi, dư thừa, đồng thời thay nước uống mới.

CH4: Tắm, chải và vận động nhằm làm sạch thân thể, phòng ngừa các bệnh ngoài da, tăng cường trao đổi chất và nâng cao sức khỏe.

CH5: - Quản lí chất thải chăn nuôi bao gồm phân, nước tiểu, thức ăn thừa, xác vật nuôi và các loại rác thải khác như túi nylon, chai lọ.. cần được thu gom, phân loại và xử lí đúng cách. 

- Ý nghĩa: góp phần phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi, làm tăng thêm nguồn thu và hạn chế ô nhiễm môi trường.

CH6: 1. Những công việc: Vệ sinh thường xuyên khu vực sinh hoạt của thú cưng; Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho thú cưng.; Tiêm phòng đầy đủ các loại bệnh ; Lựa chọn bệnh viện thú y uy tín để chăm sóc thú cưng.

2.  Điểm chưa hợp vệ sinh và đề xuất biện pháp khắc phục.

  • Vị trí chuồng nuôi, hướng chuồng; cách  sinh khử trùng chuồng trại, các thiết bị chăn nuôi, thức ăn, nước uống; cách xử lí chất thải chuồng nuôi... 

  • Biện pháp: cần dọn vệ sinh định kì, tiêu độc khử trùng nước trước và sau mỗi lứa nuôi hoặc khi có dịch bệnh.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Công nghệ 7 cánh diều, giải Công nghệ 7 cánh diều trang 53, giải Công nghệ 7 CD trang 53

Bình luận

Giải bài tập những môn khác