5 phút giải Công nghệ 11 chăn nuôi cánh diều trang 92

5 phút giải Công nghệ 11 chăn nuôi cánh diều trang 92. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ 5. CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI

BÀI 17. MỘT SỐ KIỂU CHUỒNG NUÔI GIA SÚC VÀ GIA CẦM

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU

CH: Trong chăn nuôi, vì sao vật nuôi cần phải có chuồng nuôi?

1. PHÂN LOẠI CHUỒNG NUÔI

Câu 1: Có những kiểu chuồng nuôi gia súc, gia cầm phổ biến nào? Hãy nêu ưu và nhược điểm của các loại chuồng nuôi này.

Câu 2: Hãy cho biết tên chuồng nuôi ở Hình 17.1

2. YÊU CẦU VỀ CHUỒNG NUÔI

2.1. Yêu cầu xây dựng chuồng nuôi

Câu 1: Chuồng nuôi gia súc, gia cầm cần đảm bảo các yêu cầu xây dựng nào?

2.2. Yêu cầu kĩ thuật chuồng nuôi

Câu 1: Hãy kể tên các thiết bị được sử dụng trong chuồng nuôi lợn thịt công nghiệp.

Câu 2: Hãy mô tả kiểu chuồng nuôi lợn thịt ở Hình 17.2

Câu 3: Vì sao trong chuồng nái đẻ phải chia hai ô hoặc sử dụng cũi để tách riêng lợn mẹ và lợn con?

Câu 4: Hãy tìm hiểu các kiểu chuồng nuôi lợn tại địa phương. Các kiểu chuồng này có ưu và nhược điểm gì?

Câu 5: Vì sao gà con mới nở cần được nuôi úm trong quây?

Câu 6: Hãy cho biết điểm khác biệt giữa chuồng gà thịt nuôi nền với chuồng gà đẻ nuôi nền.

Câu 7: Việc sử dụng chuồng lồng trong nuôi gà đẻ có những ưu và nhược điểm gì?

Câu 8: Hãy mô tả và phân biệt kiểu chuồng nuôi gà ở Hình 17.6 và Hình 17.7

Câu 9: Hãy tìm hiểu các kiểu chuồng nuôi gà thịt và gà đẻ ở địa phương em

Câu 10: Vì sao trong chuồng nuôi bò nên chia ô cá thể?

Câu 11: Máng ăn và máng uống trong chuồng nuôi bò được bố trí như thế nào? 

Câu 12: Hãy mô tả các yêu cầu của chuồng nuôi bò ở Hình 17.8

Câu 13: Trong chuồng nuôi bò hiện đại, hệ thống cảm biến được sử dụng với mục đích gì?

Câu 14: Địa phương em đang sử dụng những kiểu chuồng nuôi bò nào? Hãy mô tả đặc điểm của những kiểu chuồng đó.

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

MỞ ĐẦU

CH: 

- Bảo vệ vật nuôi khỏi các tác nhân bên ngoài: Chuồng nuôi giúp bảo vệ vật nuôi khỏi các yếu tố bên ngoài như thời tiết, các loài động vật săn mồi hoặc tác nhân gây bệnh.

- Kiểm soát chất lượng dinh dưỡng và giảm rác thải: Chuồng nuôi cho phép chủ vườn nuôi kiểm soát chất lượng dinh dưỡng của thức ăn và giảm thiểu lượng rác thải do vật nuôi sản xuất.

- Kiểm soát bệnh tật và sự lây lan: Chuồng nuôi giúp kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của các bệnh tật giữa các vật nuôi và giữ cho chúng trong một môi trường an toàn và khỏe mạnh.

- Tăng hiệu quả sinh sản: Chuồng nuôi cung cấp một môi trường thuận tiện cho việc sinh sản và nuôi con của các vật nuôi, giúp tăng hiệu suất và giảm tỷ lệ tử vong của con vật.

- Dễ quản lý: Chuồng nuôi cho phép chủ vườn nuôi dễ dàng quản lý và theo dõi sức khỏe và hiệu suất của vật nuôi.

1. PHÂN LOẠI CHUỒNG NUÔI

Câu 1: Có 3 kiểu chuồng: 

- Kiểu chuồng kín: Chuồng được thiết kế khép kín hoàn toàn với hệ thống kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi tự động (quạt thông gió, hệ thống làm mát,...), phù hợp với phương thức nuôi công nghiệp, quy mô lớn. Kiểu chuồng này dễ quản lý và kiểm soát dịch bệnh do ít chịu tác động của môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống khá lớn.

- Kiểu chuồng hở. Chuồng được thiết kế thông thoáng tự nhiên, có bạt hoặc rèm che linh hoạt, phù hợp với quy mô nuôi bản công nghiệp, chặn thả tự do. Kiểu chuồng này có chi phí đầu tư thấp hơn chuồng kín nhưng khó kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi và dịch bệnh.

- Kiểu chuồng kín - hở linh hoạt là kiểu chuồng kín không hoàn toàn. Các dãy chuồng được thiết kế hở hai bên với hệ thống bat che hoặc hệ thống cửa đóng mở linh hoạt. Cuối dãy chuồng có hệ thống làm mát và quạt thông gió. Khi thời tiết thuận lợi, chuồng được vận hành như chuồng hở. Khi thời tiết không thuận lợi (nắng nóng, rét,...), chuồng được vận hành như chuồng kín.

Câu 2: 

Hình a: chuồng kín

Hình b: chuồng kín - hở linh hoạt

Hình c: chuồng hở

2. YÊU CẦU VỀ CHUỒNG NUÔI

2.1. Yêu cầu xây dựng chuồng nuôi

Câu 1: 

Vị trí, địa điểm

Mặt bằng xây dựng

Chia khu riêng biệt

Thiết kế chuồng

Nền chuồng

Mái chuồng

Dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi

Hệ thống xử lý chất thải

2.2. Yêu cầu kĩ thuật chuồng nuôi

Câu 1: 

Máng ăn tự động

Núm uống tự động

Câu 2: 

Chuồng cần được thiết kế với hệ thống thông gió hiệu quả để đảm bảo không khí trong chuồng luôn thoáng mát

Cần có hệ thống điều hòa không khí

Câu 3: 

Chuồng kín được chia ô, có cửa sổ kính lấy ánh sáng. Chuồng có hệ thống máng ăn tự động và núm uống tự động.

Câu 4: 

Để tránh lợn mẹ đè con khi nằm.

Câu 5: 

Địa phương em thường dùng kiểu chuồng hở

Ưu điểm: chi phí đầu tư thấp

Nhược điểm: Khó kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi và dịch bệnh

Câu 6: 

Gà con mới nở có thân nhiệt chưa ổn định, thân nhiệt thấp hơn gà trưởng thành, khả năng điều tiết thân nhiệt kém. Gà con có lớp lông mỏng manh và khả năng sinh nhiệt kém nên dễ mất nhiệt, giảm thân nhiệt và chết vì lạnh. Vì vậy gà con mới nở cần được nuôi úm trong quây

Câu 7: 

Chuồng gà thịt nuôi nền

Chuồng gà đẻ nuôi nền

Bố trí quây úm cho gà con mới nở ngay tại chuồng

Phải bố trí ổ đẻ để tránh gà đẻ ở nền dễ gây dập vỡ hay sót trứng khi nhặt

Câu 8: 

Ưu điểm: 

+ Chuồng lồng giúp tiết kiệm diện tích so với việc nuôi gà đẻ trên mặt đất.

+ Gà mẹ và trứng được bảo vệ an toàn hơn trong chuồng lồng, không bị động vật hoặc người khác đánh bắt hoặc ăn trộm.

+ Việc thu hoạch trứng và chăm sóc gà con dễ dàng hơn, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.

Nhược điểm: Kiểm soát dịch bệnh gặp khó khăn khi mà có quá nhiều con vật trong cùng một ô chuồng lớn, khả năng lây lan dịch bệnh là rất cao.

Câu 9: 

Chuồng kín cho gà thịt nuôi nền: Gà được nuôi tập trung trên nền. Nền chuồng có thể là bê tông, xi măng, nền gạch hoặc nền đất nện. Chuồng nuôi nền thường sử dụng đệm lót với trấu dày 5 – 10 cm hoặc sử dụng tấm nhựa có rãnh giúp thoát phân để giữ chuồng nuôi sạch sẽ. Mật độ nuôi trung bình 5 – 7 con/m2.

Chuồng gà đẻ nuôi lồng: Chuồng gà đẻ nuôi lồng được thiết kế giống như chuồng gà nuôi nền chỉ khác hệ thống lồng nuôi. Lồng nuôi được thiết kế bằng thép không gỉ. Mỗi lồng đơn có chiều dài 40 cm, rộng 40 cm, cao phía sau 40 cm và phía trước 45 – 47 cm để tạo đáy nghiêng 10° để trứng lăn ra mảng trứng. Máng trứng rộng 10 – 15 cm đặt phía trước lồng. Lồng kép thường có chiều dài 120 cm, mỗi lồng gồm 3 ngăn, mỗi ngăn nuôi 4 con gà.

Câu 10: 

Địa phương em hầu hết dùng chuồng gà nuôi nền

Câu 11: 

Để tránh bò tranh giành thức ăn hay húc nhau.

Câu 12: 

Máng ăn và máng uống được bố trí dọc theo lối cấp thức ăn, phía trước mỗi dãy chuồng.

Câu 13: 

Chuồng được chia ô cá thể, bò được nuôi ở hai phía, ở giữa có lối cấp thức ăn

Câu 14: 

Để kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi

Câu 15: 

Địa phương em sử dụng chuồng kín hai dãy. Bò được nuôi ở hai phía, ở giữa có lối cấp thức ăn. Máng ăn và máng uống được bố trí dọc theo lối cấp thức ăn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Công nghệ 11 chăn nuôi cánh diều, giải Công nghệ 11 chăn nuôi cánh diều trang 92, giải Công nghệ 11 chăn nuôi CD trang 92

Bình luận

Giải bài tập những môn khác