Video giảng tiếng việt 4 cánh diều bài 8: bài đọc 1: Ông Yết Kiêu
Video giảng tiếng Việt 4 Cánh diều Video giảng tiếng việt 4 cánh diều bài 8: bài đọc 1: Ông Yết Kiêu. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 8: KHO BÁU CỦA EM
ĐỌC: ÔNG YẾT KIÊU
Chào mừng tất cả các em trở lại tiết học của ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc khoảng 80 – 85 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh hơn nửa đầu học kì
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: ca ngợi tài năng, dũng khí và mưu trí của ông Yết Kiêu.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng xem video hoạt hình nói về nhân vật Yết Kiêu đục thuyền: https://www.youtube.com/watch?v=pCLUrSjsAkY
Và cùng chơi trò chơi sau:
- GV chuẩn bị 2 mảnh giấy ghi các từ: thuyền, bơi lội (bơi lặn). GV yêu cầu một HS diễn tả hành động để các bạn trong lớp đoán được từ.
- Kết thúc trò chơi, GV hỏi: Các từ thuyền, bơi lội gợi em nhớ đến những nhân vật nào? (HS có thể kể tên các nhân vật giỏi về bơi lặn, VD: Nguyễn Thị Ánh Viên)
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Đọc thành tiếng
Các em đọc nối tiếp từng đoạn trong bài đọc Ông yết kiêu
Video trình bày nội dung:
+ Đoạn 1: Thời nhà Trần ... sáu, bảy ngày mới lên.
+ Đoạn 2: Hồi ấy, ... Quân giặc vô cùng sợ hãi.
+ Đoạn 3: Mãi về sau, cũng không chở hết.
+ Đoạn 4: Giặc dụ dỗ ông ... không đảm quấy nhiễu nữa.
Nội dung 2. Đọc hiểu
Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Câu 1. Tìm những chi tiết trong đoạn 1 cho thấy Yết Kiêu có tài bơi lặn phi thường.
- Câu 2. Theo em, vì sao tác giả tưởng tượng Yết Kiêu có tài năng phi thương như vậy?
- Câu 3. Yết Kiêu dùng cách nào để đánh giặc?
- Câu 4. Khi bị giặc tra khảo, Yết Kiêu đã thể hiện dũng khí và sự khôn ngoan như thế nào?
- Câu 5. Hãy nêu cảm nghĩ của em về ông Yết Kiêu.
- Câu 6. Câu nói “Thần tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ giặc vài bụng cá” thể hiện tính cách gì của Yết Kiêu.
- Câu 7. Theo bạn, nội dung của câu chuyện là gì?
Video trình bày nội dung:
(1) Ông lặn xuống biển như đi trên đất liền, sống dưới nước sáu, bảy ngày mới lên.
(2) Tác giả tưởng tượng Yết Kiêu có tài năng phi thường như vậy vì vô cùng khâm phục, yêu quý ông. Nhưng chi tiết phi thường ấy cũng phản ánh một sự thật là Yết Kiêu rất giỏi bơi lặn, ông đã đánh chìm rất nhiều tàu giặc trong những trận thuỷ chiến.
(3) Yết Kiêu lặn xuống biển, tìm đáy tàu giặc, dùng dùi sắt và búa đục thủng tàu khiến tàu giặc đắm hết chiếc này đến chiếc khác.
(4) Ông bị tra khảo nhưng vẫn doạ cho quân giặc khiếp sợ. Ông giả vờ đưa giặc đi bắt những người khác, rồi nhảy xuống nước trốn đi.
(5) GV khuyến khích HS nói suy nghĩ cá nhân, VD: Ông Yết Kiêu có tài bơi lội; ông rất yêu nước (xin vua đi đánh giặc); ông là người trí tuệ, thông minh (lừa giặc để trốn thoát);/ Em rất khâm phục ông Yết Kiêu,/ Em rất tự hào vì đất nước ta có một vị anh hùng tài năng như vậy.
(6) Câu nói thể hiện sự quyết đoán, tự tin.
(7) Nội dung: ca ngợi Yết Kiêu không những có tài năng bơi lặn mà còn có dũng khí, khôn ngoan khi đối diện với quân giặc.
Nội dung 3. Đọc nâng cao
Chúng ta cùng chơi trò chơi sau. Các em hãy chọn một mảnh giấy và trả lời:
- Mảnh giấy 1: Em hãy đọc đoạn văn cho thấy Yết Kiêu có tài bơi lặn rất đặc biệt. (Đoạn 1)
- Mảnh giấy 2: Em hãy đọc đoạn văn cho thấy quyết tâm đánh giặc của Yết Kiêu. (Đoạn 2)
- Mảnh giấy 3: Trí thông minh, dũng khí và sự khôn ngoan của Yết Kiêu được thể hiện qua đoạn văn nào? Em hãy đọc đoạn văn đó. (Đoạn 3 và 4)
- Mảnh giấy 4: May mắn (HS được nhận quà và không phải đọc bài.)
Video trình bày nội dung:
HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
………..
Nội dung video Bài 8 Chia sẻ và Đọc 1: Ông Yết Kiêu còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.