Video giảng Ngữ văn 12 kết nối Bài Ôn tập học kì I
Video giảng Ngữ văn 12 kết nối Bài Ôn tập học kì I. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
ÔN TẬP HỌC KÌ I
Xin chào các em, cô rất vui khi được đồng hành cùng các em tìm hiểu bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Hệ thống hóa những kiến thức đã học trong SGK ngữ văn 12, tập một.
- Phát triển kĩ năng đọc, viết nói và nghe thông qua việc thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trong các bài tập.
- Vận dụng được kiến thức kĩ năng đã học và rèn luyện vào việc giải quyết những bài tập mang tính tổng hợp.
A. KHỞI ĐỘNG
Trước khi bắt đầu tìm hiểu bài học mới, các em hãy cùng cô đọc và trả lời câu hỏi sau nhé:
Nêu những thể loại văn học đã học trong học kì I.
Để hệ thống lại những kiến thức đã học trong chương trình học kì hôm nay chúng ta cùng nhau ôn tập lại kiến thức học kì này.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Để hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ, chúng ta cùng hệ thống lại kiến thức học kì I
Video trình bày nội dung:
Loại văn bản | Thể loại văn học | Tác phẩm |
Văn bản văn học | Tiểu thuyết | Xuân Tóc Đỏ cứu quốc, Nỗi buồn chiến tranh, Trên xuồng cứu nạn. |
Thơ | Cảm hoài, Tây Tiến, Đàn ghi-ta của Lor-ca. | |
Truyện/ truyện truyền kì | Hải khẩu linh từ, Muối của rừng. | |
Văn bản nghị luận |
| Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, Năng lực sáng tạo, Mấy ý nghĩ về thơ, Cảm hứng và sáng tạo. |
Kịch |
| Nhân vật quan trọng, Giấu của, Cận thận hão |
Thể loại | Kiến thức ngữ văn |
Tiểu thuyết | - Khái niệm: Tiểu thuyết là loại hình tự sự có dung lượng lớn, phản ánh đời sống xã hội một cách rộng lớn, sâu sắc, thông qua hệ thống nhân vật và tình huống phức tạp. - Đặc điểm lớn của tiểu thuyết hiện đại: + Nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư; quan tâm đến cái thường ngày, cái đang diễn biến với cách tiếp cận gần gũi; không lí tưởng hóa hiện thực. + Nhân vật là “con người nếm trải”, không bất biến, có quá trình phát triển nhiều khi quanh co, phức tạp về tính cách, tâm lí. + Có kết cấu nhiều tầng lớp tuyến tính hoặc phi tuyến tính; có sự đan xen của nhiều bè ngôn ngữ, phản ánh sự tồn tại, xung đột thường xuyên giữa các ý thức xã hội. + Có khả năng tổng hợp cao mọi kinh nghiệm nghệ thuật của các thể loại văn học khác để hình thức luôn ở trong trạng thái biến đổi không ngừng. |
Thơ | - Khái niệm: Thơ là loại hình nghệ thuật ngôn ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ, nhịp điệu, âm thanh để biểu hiện cảm xúc, tư tưởng của con người. - Biểu tượng thơ: + là hình ảnh mang tính ngụ ý, vượt lên chức năng miêu tả, tạo hình đơn giản; chứa đựng nhiều tầng nghĩa phong phú; gợi cảm nhận, suy tư về những điều mang tính phố quát. + Biểu tượng thường được hình thành trong khoảng thời gian dài nên ý nghĩa không ngừng được bổ sung và có thể “sống” bên ngoài văn bản. + Ngoài khả năng khái quát bản chất của một hiện tượng, biểu tượng còn thể hiện được những quan niệm, triết lí sâu sắc về con người, cuộc sống. + Quá trình hình thành biểu tượng luôn chịu sự chi phối của các yếu tố tâm lí, văn hoa,... của dân tộc và thời đại. |
Phong cách | Đặc điểm | Tác phẩm |
Phong cách cổ điển | - Phong cách cổ điển là loại phong cách sáng tác được hình thành từ thời trung đại, chịu sự chi phối của một quan niệm về thế giới có tính đặc thù. - Theo phong cách này, cuộc sống con người và vũ trụ được hình dung như một mô hình ổn định, có tôn ti trật tự chặt chẽ, vận động theo quy luật tuần hoàn,... - Phong cách cổ điển định hình với các đặc trưng cơ bản: nghiêng về thể hiện những đề tài cao nhã; có cảm hứng đặc biệt với cái vĩnh hằng, bất biến; luôn hướng về những mẫu hình lí tưởng, tôn trọng tính quy phạm của cách tổ chức các yếu tố nghệ thuật thành một cấu trúc hoàn mĩ;... | Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc |
Phong cách hiện thực | - Phong cách hiện thực là phong cách nghệ thuật chú trọng thể hiện mối quan hệ giữa hoàn cảnh xã hội với sự hình thành tính cách con người, quan tâm miêu tả một cách chi tiết, “như thật” những hình ảnh phong phú, phức tạp của hiện thực cuộc sống, thường loại trừ sự “tô vẽ” hay lí tưởng hóa. - Phong cách này có lịch sử phát triển lâu dài, tồn tại trong các sáng tác thuộc nhiều thể loại khác nhau của văn học, nghệ thuật như: thơ, truyện (bao gồm tiếu thuyết), kí, kịch, tác phẩm tạo hình,... | Tắt đèn, Lão Hạc, Chí Phèo, Vợ chồng A Phủ, Một bữa no, Bỉ vỏ |
Phong cách lãng mạn | - Phong cách lãng mạn - một phong cách ưu tiên việc thể hiện cảm nhận chủ quan, đôi khi lí tưởng hóa đối tượng được đề cập và coi trọng sự tưởng tượng, liên tưởng phóng túng. - Xét theo nghĩa hẹp, phong cách lãng mạn gắn với sự xuất hiện của chủ nghĩa lãng mạn, một trào lưu văn học - nghệ thuật hình thành ở phương Tây vào khoảng nửa cuối thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX. - Tùy theo cảm hứng, thái độ của người cầm bút, chủ nghĩa lãng mạn được chia thành hai khuynh hướng: khuynh hướng bi quan (hoài nghi thực tại, hoài niệm quá khứ) và khuynh hướng lạc quan (tin tưởng, hướng tới một thế giới tốt đẹp, lí tưởng). - Đặc điểm cơ bản: khẳng định cái cao cả, phi thường và phủ định thực tại tầm thường, tù túng; đề cao cá tính sáng tạo, trí tưởng tượng, sự phóng khoáng; chú trọng thế giới nội tâm với những cảm xúc mạnh mẽ, khoáng đạt, tinh tế và ưa dùng các yếu tố tương phản. | Tây Tiến
|
...........
Nội dung video Bài ôn tập học kì I còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.