Video giảng Ngữ văn 12 kết nối Bài 4: Hải khẩu linh từ (Đền thiêng cửa bể, Trích – Đoàn Thị Điểm)

Video giảng Ngữ văn 12 kết nối Bài 4: Hải khẩu linh từ (Đền thiêng cửa bể, Trích – Đoàn Thị Điểm). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

HẢI KHẨU LINH TỪ

(Đền thiêng cửa bể)

Chào mừng các em cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay cùng với cô!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • HS xác định, nhận biết được đề tài của truyện, nội dung, nhân vật trong truyện.
  • Thông qua đọc bản dịch và tìm hiểu cước chú, HS phân tích được một số khía cạnh nghệ thuật cụ thể của truyện: ngôn ngữ, thủ pháp….
  • HS nhận diện, đánh giá được vai trò của yếu tố kì ảo trong truyện (nhân vật, sự kiện, thủ pháp…) so sánh với truyện cùng loại.
  • HS vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân về tác phẩm; phân tích đánh giá nghệ thuật sử dụng điển tích điển cố trong tác phẩm.

A. KHỞI ĐỘNG

Trước khi bắt đầu tìm hiểu bài học mới, các em hãy cùng cô tìm ra đáp án cho câu hỏi sau nhé:

Trong khi đọc các tác phẩm văn học, đã có lúc nào em  tưởng tượng, ước mơ về một thế giới hoặc về những điều thần kì xuất hiện trong cuộc sống của mình hay chưa? Nếu có, hãy chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của em về điều đó?

Truyện dân gian là một kho tàng vô cùng phong phú và đa dạng, trong đó truyện dân gian có yếu tố kì ảo luôn có sức hấp dẫn mãnh liệt với người đọc. Sự hấp dẫn đó đến từ các chi tiết hư cấu, hoang đường song ẩn chứa nhiều giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc. Và trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một tác phẩm như vậy, khám phá những chi tiết kì ảo xung quanh đoạn trích Hải khẩu linh từ của Đoàn Thị Điểm. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. Tìm hiểu chung

Nội dung 1. Tác giả

Trình bày một số thông tin về tác giả?

Video trình bày nội dung:

- Đoàn Thị Điểm: (1705 – 1748).

- Biệt hiệu: Hồng Hà nữ sĩ.

- Quê quán: huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

- Sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Cha và anh đều đỗ đạt và làm nghề dạy học, bản thân bà cũng từng mở trường và có công dạy học cho cung nữ trong phủ chúa Trịnh. 

Nội dung 2. Tác phẩm

Trình bày những hiểu biết của bản thân về Truyền kì tân phả cùng đoạn trích Hải khẩu linh từ?

Video trình bày nội dung:

Truyền kì tân phả (Cuốn phả mới về truyện “Truyền kì”) còn có tên khác là Tục Truyền kì lục.

+ Tên truyện cho thấy rõ ý của tác giả là muốn tiếp nối Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Bản gốc Truyền kì tân phả đã thất lạc, hiện còn được một số dị bản. Bản lưu truyền hiện nay do nhà sạch Lạc Thiện xuất bản.

+ Hải khẩu linh từ (Đền thiêng cửa bể) là một truyện trong Truyền 

II. Khám phá văn bản

Nội dung 3. Tìm hiểu về đề tài và cốt truyện

Trình bày đề tài và cốt truyện được thể hiện trong văn bản Hải khẩu linh từ?

Video trình bày nội dung:

- Đề tài: Quá trình thống nhất giang sơn của các triều đại phong kiến, sự kiện lịch sử diễn ra ở đời Trần và đời Lê.

- Cốt truyện: Các biến cố, sự kiện, hành động… kì ảo liên kết với nhau thành chuỗi, tạo nên cốt truyện có tính chất li kì, huyền hoặc, cốt truyện của truyện truyền kì Hải khẩu linh từ gắn với các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng về đền thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu.

Nội dung 4. Phân tích nhân vật Bích Châu

Anh chị có nhận xét gì về nhân vật Bích Châu thông qua lời can gián, suy nghĩ và hành động của nàng?

Video trình bày nội dung:

Ở Bích Châu hiện lên là một người phụ nữ với đầy đủ phẩm chất đáng ca ngợi. Điều đó thể hiện qua hành động, lời nói can gián cũng như suy nghĩ của nàng.

Nội dung 5. Yếu tố lịch sử và yếu tố kì ảo trong văn bản 

Trình bày tác dụng của việc đan xen yếu tố lịch sử và yếu tố kì ảo trong câu chuyện?

Video trình bày nội dung:

- Sự đan xen yếu tố lịch sử và yếu tố huyền thoại trong câu chuyện được tác giả “tổ chức” ở nhiều lớp, nhiều tầng bậc và khía cạnh: cốt lõi là các sự thật lịch sử (sự nghiệp mở rộng bờ cõi của các vua đời Trần và đời Lê, ngôi đền thờ Chế Thắng phu nhân ở Hà Tĩnh….); gắn liền với các chi tiết, nhân vật, sự kiện kì ảo xuất hiện từ đầu đến cuối thiên truyện (Giao thần cản trở, Bích Châu hiên mạng cứu nguy; thủy quốc của Quảng Lợi vương, viên ngọc minh châu, Bích Châu hiển linh…)

=> Đây là thủ pháp quan trọng của truyện truyền kì tạo một không gian nghệ thuật có tính phức hợp.

...........

Nội dung video bài 4: Hải khẩu linh từ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác