Video giảng Ngữ văn 12 kết nối Bài 3: Mấy ý nghĩ về thơ (Trích – Nguyễn Đình Thi)

Video giảng Ngữ văn 12 kết nối Bài 3: Mấy ý nghĩ về thơ (Trích – Nguyễn Đình Thi). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ

Rất vui được hướng dẫn các em trong bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • HS cần vận dụng những kiến thức về thơ, khả năng cảm thụ thơ để hiểu được quan điểm của tác giả thể hiện qua bài viết cũng như cách trình bày quan điểm trong một văn bản nghị luận văn học.
  • HS nhận biết luận đề, các luận điểm của văn bản, cách sử dụng lí lẽ bằng chứng, cách phối hợp các thao tác nghị luận để văn bản có sức thuyết phục.

A. KHỞI ĐỘNG

Trước khi bắt đầu tìm hiểu bài học mới, các em hãy cùng cô tìm ra đáp án cho câu hỏi sau nhé:

Bạn đã đọc bài phê bình văn học nào chưa? Tác giả nào khiến bạn ấn tượng nhất hãy chia sẻ cho các bạn cùng nghe?

Nguyễn Đình Thi được biết đến là một tác gia đa tài không chỉ làm thơ, sáng tác nhạc ông còn là một nhà phê bình văn học vô cùng xuất chúng. Hãy cùng tìm hiểu tiểu luận Mấy ý nghĩ về thơ của ông trong bài học hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. Tìm hiểu chung

Nội dung 1. Tác giả

Tìm hiểu và trình bày thông tin tác giả?

Video trình bày nội dung:

- Tên: Nguyễn Đình Thi

- Năm sinh: 1924 - 2003

- Quê: Thành phố Hà Nội. 

- Ông là nhà nhạc sĩ, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà phê bình văn học đã có những đóng góp quan trọng cho việc xây dựng nền văn học cách mạng Việt Nam.

Nội dung 2. Văn bản Năng lực sáng tạo

Trình bày hiểu biết về nguồn gốc của văn bản Mấy ý nghĩ về thơ?

Video trình bày nội dung:

- Mấy ý nghĩ về thơ là tiểu luận được Nguyễn Đình Thi viết từ năm 1949 sau đó in trong tập Mấy vấn đề văn học.

II. Khám phá văn bản

Nội dung 3. Xác định cấu trúc nghị luận của văn bản 

Xác định các luận điểm của văn bản?

Video trình bày nội dung:

- Hệ thống luận điểm được thể hiện trong bài gồm có:

+ Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng định nghĩa nào cũng vẫn không đủ.

+ Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người, ngôn ngữ thơ là phương tiện biểu đạt những “rung chuyển khác thường trong tâm hồn”.

+ Thơ không biểu đạt bằng ý niệm, bằng luận lí mà bằng hình ảnh thấm đẫm cảm xúc.

+ Chữ và tiếng trong thơ phải có nhịp điệu, nhạc điệu để không chỉ gọi tên sự vật mà còn gợi ra những ý tứ sâu xa.

+ Những luật lệ của thơ, từ âm điệu đến vần, đều là những võ khí rất mạnh trong tay người làm thơ.

III. Phân tích nghệ thuật lập luận

Nội dung 4. Phân tích nghệ thuật lập luận

Chỉ ra các luận điểm thể hiện quan niệm của tác giả về thơ?

Video trình bày nội dung:

Thơ không biểu đạt bằng ý niệm, bằng luận lí mà bằng hình ảnh thấm đẫm cảm xúc. Câu chủ đề: “Nên thơ không nói bằng ý niệm thuần túy”.

IV. Sự kết hợp các thao tác nghị luận trong văn bản

Nội dung 5. Sự kết hợp các thao tác nghị luận trong văn bản

Theo tác giả điều gì đóng góp vai trò quan trọng trong sáng tạo thơ? Tác giả đã dùng những thao tác nghị luận nào để làm sáng tỏ điều đó?

Video trình bày nội dung:

Các thao tác nghị luận đã được tác giả phối hợp nhuần nhuyễn, khiến cho quan điểm về sáng tạo thơ có sức thuyết phục.

V. Mục đích thái độ của người viết

Nội dung 6. Mục đích thái độ của người viết

Tác giả cho rằng “chúng ta không nên lo thơ đi vào hình thức này hay hình thức khác… dùng bất cứ hình thức nào, miễn là thơ diễn tả được đúng tâm hồn con người mới ngày nay”. Bạn có tán thành quan điểm đó không? Vì sao

Video trình bày nội dung:

Đây là quan điểm đúng đắn vì:

Hình thức thơ ca là phương tiện, không phải mục đích: thơ ca trước hết là để diễn tả cảm xúc, suy tư của con người.

+ Sự đa dạng của hình thức thơ ca: Việc sử dụng đa dạng các hình thức thơ ca sẽ giúp cho thơ ca phong phú và đáp ứng được nhu cầu thể hiện nội dung phong phú của con người.

+ Sự phát triển của ngôn ngữ và xã hội: Ngôn ngữ và xã hội luôn thay đổi. Việc bó buộc thơ ca vào những hình thức cũ kĩ sẽ khiến cho thơ ca trở nên lạc hậu và không thể diễn tả được đúng tâm hồn con người mới ngày nay.

+ Tuy nhiên, hình thức thơ ca cũng có vai trò quan trọng. Đó là sự sáng tạo của nhà thơ.

=> Chỉ có một cái nhìn khoáng đạt chấp nhận mọi tìm tòi để cách tân thơ, làm cho thơ luôn luôn mới, phù hợp với xu thế chung của thế giới thơ.

...........

Nội dung video bài 3: Mấy ý nghĩ về thơ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác