Video giảng Ngữ văn 12 kết nối Bài 2: Tây Tiến (Quang Dũng)

Video giảng Ngữ văn 12 kết nối Bài 2: Tây Tiến (Quang Dũng). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN TÂY TIẾN

Chào mừng các em cùng đồng hành với cô trong bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích giá trị thẩm mỹ của một số yêu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.
  • HS có hiểu biết và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản.

A. KHỞI ĐỘNG

Trước khi bước chân vào bài học, chúng ta hãy cùng nhau đọc và trả lời câu hỏi sau: Từ những bức tranh sau em có suy nghĩ gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc?

VĂN BẢN TÂY TIẾNChào mừng các em cùng đồng hành với cô trong bài học ngày hôm nay!Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích giá trị thẩm mỹ của một số yêu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.HS có hiểu biết và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản.A. KHỞI ĐỘNGTrước khi bước chân vào bài học, chúng ta hãy cùng nhau đọc và trả lời câu hỏi sau: Từ những bức tranh sau em có suy nghĩ gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc?Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết “Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”. Trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, chúng ta không thể quên đi hình ảnh người lính cụ Hồ trong vần thơ của Chính Hữu, cũng chẳng thể nào quên đi hình ảnh người lính đậm màu bi tráng trong “Tây Tiến” của Quang Dũng. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng để thấy được sự bi tráng không kém phần lãng mạn trong những con người ấy, Bài 2 – Tây Tiến – Tiết 1.B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết “Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”. Trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, chúng ta không thể quên đi hình ảnh người lính cụ Hồ trong vần thơ của Chính Hữu, cũng chẳng thể nào quên đi hình ảnh người lính đậm màu bi tráng trong “Tây Tiến” của Quang Dũng. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng để thấy được sự bi tráng không kém phần lãng mạn trong những con người ấy, Bài 2 – Tây Tiến – Tiết 1.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. Tìm hiểu tác giả - tác phẩm.

Nội dung 1. Tác giả

Trình bày một số hiểu biết về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến?

Video trình bày nội dung:

- Bút danh là Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm.

- Năm sinh – năm mất: 1921 – 1988.

- Quê quán:  làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây

Nội dung 2. Tác phẩm

Nhan đề Tây Tiến gợi  nên suy nghĩ gì?

Video trình bày nội dung:

- Bài thơ ban đầu có tên là Nhớ Tây Tiến, sau được đổi là Tây Tiến. Ông đã lượt bỏ chữ “Nhớ” khiến cho nhan đề thi phẩm trở nên cô đọng, tạo ra sự chắc khỏe, rắn rỏi đem đến cho ta hình dung về miền Tây Bắc rộng lớn, thăm thẳm, hùng vĩ.

- Tây Tiến có thể hiểu là tên của một binh đoàn, nơi Quang Dũng từng công tác, cũng có thể hiểu là tiến về phía Tây, hướng hành quân của binh đoàn Tây Tiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới

II. Đọc văn bản

Nội dung 3. Thể thơ và bố cục

Xác định thể thơ của bài Tây Tiến?

Video trình bày nội dung:

- Thể thơ: Thất ngôn.

Nội dung 4. Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ núi rừng Tây Tiến

Trình bày mạch cảm xúc của bài thơ Tây Tiến?

Video trình bày nội dung:

- Mở đầu mạch cảm xúc bài thơ là nỗi nhớ. Nỗi nhớ da diết về đồng đội, những năm tháng không thể nào quên của nhà thơ khiến chủ thể trữ tình phải thốt lên: 

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.

- Nỗi nhớ ở đây được Quang Dũng hình tượng hóa thành nỗi nhớ “chơi vơi” vừa gợi cảm lại chính là sự liền mạch cho những dòng thơ gợi tả thiên nhiên Tây Bắc tiếp theo. 

Nội dung 5. Hình tượng người lính Tây Tiến

Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên như thế nào ở đoạn 2?

Video trình bày nội dung:

- Ở đoạn thứ 2 tình quân dân thắm đượm đã được Quang Dũng khắc họa vô cùng thành công. Bút pháp lãng mạn đẩy lùi khung cảnh hung hiểm, hoang vu và dữ dội của núi rừng Tây Bắc. 

=> Sự gắn bó keo sơn giữa dân và quân là sức mạnh giúp cuộc kháng chiến của dân tộc đi đến thắng lợi.

Nội dung 6. Tổ chức ngôn ngữ đặc biệt trong bài thơ Tây Tiến

Trình bày tổ chức ngôn ngữ đặc biệt trong bài thơ Tây Tiến?

Video trình bày nội dung:

- Sử dụng các từ chỉ địa danh một cách vô cùng hợp lí: Nỗi nhớ của Quang Dũng không dành riêng cho bất kì một địa danh cụ thể nào, cũng chẳng phải nỗi nhớ “vu vơ” ông điểm danh từng địa danh cụ thể, điều này kích thích trí tưởng tượng của người đọc, đưa người đọc đến với sự tò mò khó cưỡng của vùng núi hoang sơ bí hiểm. Ông không sử dụng từ chỉ địa danh một cách tùy hứng mà điều phối nó để tạo sự ám ảnh cho thơ.

...........

Nội dung video bài 2: Văn bản Tây Tiến còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác