Video giảng Ngữ văn 12 kết nối Bài 2: Cảm hoài (Nỗi lòng – Đặng Dung)
Video giảng Ngữ văn 12 kết nối Bài 2: Cảm hoài (Nỗi lòng – Đặng Dung). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN CẢM HOÀI
Xin chào các em, cô rất vui được cùng các em tìm hiểu bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Cảm hoài. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- HS nhận biết được một số đặc điểm của phong cách cổ điển được thể hiện trong bài thơ Cảm hoài.
- Thể hiện tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường của kẻ sĩ trước tình thế ngặt nghèo.
A. KHỞI ĐỘNG
Trong cuộc sống hay cả trong lịch sử đã từng ghi nhận có những thất bại không chỉ khiến cho con người buồn thương, tiếc nuối mà còn kính trọng và nể phục. Và hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một tác phẩm nói về điều đó Cảm hoài của tác giả Đặng Dung.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Nội dung 1. Tác giả
Tìm hiểu những thông tin về tác giả Đặng Dung?
Video trình bày nội dung:
- Tên: Đặng Dung (? – 1414)
- Quê: Huyện Thiên Lộc nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
…
2. Văn bản Cảm hoài
Nội dung 2. Xuất xứ
Trình bày xuất xứ của bài thơ Cảm hoài?
Video trình bày nội dung:
- Cảm hoài là tác phẩm duy nhất còn lại của Đặng Dung.
- Được đời sau ca tụng là “phi hào kiệt ch sĩ bất năng”…
Nội dung 3. Đề tài
Đề tài của tác phẩm là gì?
Video trình bày nội dung:
- Đề tài chí khí của người anh hùng trước vận nước.
Nội dung 4. Thể thơ
Dấu hiệu nào để xác định dấu hiệu của thể loại bài thơ?
Video trình bày nội dung:
- Dấu hiệu:
+ Số câu: 8, mỗi dòng có 7 chữ. Cả bài có 56 chữ.
+ Độc vận: “a” vần chân ở câu 1-2-4-6-8.
…
+ Kết cấu: Đề - thực – luận -kết.
Nội dung 5. So sánh bản phiên âm và dịch thơ
So sánh bản phiên âm và bản dịch thơ?
Video trình bày nội dung:
+ Ở câu 1 từ “du du” bản dịch thơ dịch là “ngổn ngang” là sát. “Du du” nghĩa là kéo dài mãi không dứt, không cùng: “ngổn ngang” gợi sự bề bộn, làm cho khó tháo gỡ hoặc giải quyết.
…
II. Khám phá văn bản
Nội dung 6. Phân tích tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình
Trình bày nỗi lòng và ý chú của người anh hùng?
Video trình bày nội dung:
- Nỗi lòng thể hiện qua biểu tượng: “xoay trục đất”, “rửa binh khí”, “kéo sông Ngân”.
+ Biểu tượng kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ: gắn với bối cảnh đất nước và cuộc đời bi tráng của nhà thơ.
+ Biểu tượng diễn tả khát vọng lớn lao và khí phách của người anh hùng trong tình thế bất giờ giúp chúa khôi phục đất nước, đuổit oàn bộ quân thù ra khỏi bờ cõi để kết thúc chiến tranh, không còn phải dùng đến vũ khí.
+ Đồng thời còn chứa nỗi niềm xót xa, bi phẫn khi nghiệp lớn không thành.
Nội dung 7. Phong cách cổ điển trong bài thơ
Trình bày phong cách cổ điển thể hiện qua các phương diện nội dung của bài thơ?
Video trình bày nội dung:
+ Đề tài: Nỗi lòng của người tráng sĩ ôm hoài bão lớn lao và cao cả.
+ Chủ đề: Giãi bày nỗi lòng trước hoàn cảnh và thời cuộc, đồng thời thể hiện tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường của người anh hùng.
….
III. Tổng kết
Nội dung 8. Tổng kết
Nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ Cảm hoài?
Video trình bày nội dung:
- Nội dung: Nỗi lòng của chủ thể trữ tình một người đã dùng cả cuộc đời vì nước, bền gan vững chí qua biết bao nhiêu thử thách, gian nguy mà đến khi đầu bạc sự nghiệp lớn vẫn chưa thành thù nước chưa trả…
- Hình thức:
+ Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật hàm súc cô đọng.
+ Hình tượng giàu sức gợi, bi tráng, kì vĩ.
+ Biểu tượng thơ giàu ý nghĩa, hàm súc.
+ Điển cố tạo cho câu thơ độ súc tích và dư âm.
+ Giọng điệu hào hùng, bi tráng.
...........
Nội dung video bài 2: Văn bản Cảm hoài còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video