Video giảng Ngữ văn 12 kết nối Bài 2: Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)
Video giảng Ngữ văn 12 kết nối Bài 2: Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
Rất vui được gặp lại các em trong bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- HS nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật của thơ trữ tình hiện đại như: ngôn ngữ, hình tượng, biểu tượng, yếu tố tượng trưng, siêu thực… được thể hiện trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, qua đó cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Gắc-xi-a Lor-ca và sự đồng cảm, thương tiếc, ngưỡng vọng sâu sắc của Thanh Thảo với cuộc đời, số phận và thơ ca của Lor-ca.
- HS rèn luyện kĩ năng phân tích một bài thơ được giết theo phong cách thơ hiện đại, thuộc dòng thơ tượng trưng và siêu thực.
- HS vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình, thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân khi tiếp nhận văn bản thơ.
A. KHỞI ĐỘNG
Thanh Thảo được biết đến là nhà thơ với những nỗi sư tư, trăn trở về nhiều vấn đề xã hội. Thơ ông được biết đến là giàu chất suy tư, triết lí. Đàn ghi - ta của Lor-ca là một trong những tác phẩm tiêu biểu và có thể coi là tác phẩm để đời trong sự nghiệp của ông. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tác phẩm này nhé.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu tác giả Thanh Thảo và văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca
Nội dung 1. Tác giả
Trình bày một số hiểu biết về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến?
Video trình bày nội dung:
- Tên: Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công (sinh năm 1946)
- Quê quán: Tỉnh Quảng Ngãi.
…
Nội dung 2. Tác phẩm
Trình bày bố cục và mạch cảm xúc của tác phẩm?
Video trình bày nội dung:
- Dòng 1 – 6: Hình ảnh Lor-ca, người nghệ sĩ tự do và đơn độc.
- Dòng 7-18: Lor-ca với cái chết oan khuất và nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân nghệ thuật.
- Dòng 19-22: Niềm xót thương Lor-ca qua hình ảnh tiếng đàn.
- Dòng 23-31: Hình ảnh Lor-ca cái chết và sự bất tử.
II. Phân tích hình tượng Lor-ca
Nội dung 3. Hình ảnh Lorca, người nghệ sĩ tự do và đơn độc
Hình ảnh Lorca, người nghệ sĩ tự do và đơn độc được gợi tả qua hình ảnh nào?
Video trình bày nội dung:
Được gợi tả bằng những hình ảnh như:
+ “Áo choàng đỏ”: Gợi bản sắc văn hóa Tây Ban Nha và hình ảnh Lor-ca như một đấu sĩ với khát vọng dân chủ truớc nền chính trị Tây Ban Nha độc tài bấy giờ.
+ Âm thanh tiếng đàn: Đàn ghi ta là nhạc cụ của người Tây Ban Nha, thể hiện tài năng nghệ thuật của Lor-ca với khát vọng cách tân nghệ thuật. Tiếng đàn bọt nước: đẹp, mong manh mà sinh sôi bât tận như “bọt nước”.
…
Nội dung 4. Lorca với cái chết oan khuất và nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân nghệ thuật
Trình bày biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thể hiện cái chết oan khuất và nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân nghệ thuật?
Video trình bày nội dung:
+ Đối lập: Hát nghêu ngao >< áo choàng bê bết đỏ
+ Nhân hóa: Tiếng đàn ghi ta…. Máu chảy.
+ Hoán dụ: Áo choàng, tiếng ghi ta.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng đàn mang tâm tư, thành thân phận, linh hồn, sinh thể của người tạo ra nó
…
Nội dung 5. Niềm thương xót cùng những suy tư về cuộc từ giã của Lor-ca
Niềm thương xót cùng những suy tư về cuộc từ giã của Lor-ca được thể hiện qua những hình ảnh nào?
Video trình bày nội dung:
+ Lời đề từ: “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” thể hiện niềm đam mê nghệ thuật và lời nhắn gửi hãy biết quên nghệ thuật của Lor-ca để tìm hướng đi mới.
+ “Không ai chôn cất tiếng đàn/tiếng đàn như cỏ mọc hoang”: Nghệ thuật của Lor-ca có sức sống và lưu truyền mãi như “cỏ mọc hoang”:
…
III. Ngôn ngữ và chất nhạc
Nội dung 6. Ngôn ngữ và chất nhạc
Nhạc tính của bài thơ được tạo nên bởi những yếu tố nào? Nhận xét về âm hưởng, giọng điệu của thi phẩm này?
Video trình bày nội dung:
- Sử dụng biện pháp điệp âm, điệp ngữ và các từ láy tạo nên sự dìu dặt, ngân nga, cho các câu, đoạn và cả bài thơ (lang thang, chếnh choáng, nghêu ngao, bê bêt, ròng ròng, long lanh, đơn độc, mòi mòn, sang ngang tiếng ghi ta, tiếng đàn, ném…)
=> Bài thơ mang âm hưởng của một khúc bi tràn về hình tượng người anh hùng vớ gióng điệu lắng đọng, xót thương, căm phẫn vừa bay bổng, hào sảng và kết lại với nhiều dư ba….
...........
Nội dung video bài 1: Xuân tóc đỏ cứu quốc còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.