Video giảng Ngữ văn 12 kết nối Bài 5: Giấu của (Trích Quẫn – Lộng Chương)
Video giảng Ngữ văn 12 kết nối Bài 5: Giấu của (Trích Quẫn – Lộng Chương). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
GIẤU CỦA (Trích Quẫn)
Chào mừng các em cùng đồng hành với cô trong bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: ngôn ngữ, xung đột, hành động, nhân vật, kết cấu, tình huống, thủ pháp trào phúng…qua văn bản Giấu của.
- Phân tích, đánh giá được khả năng tác động của hài kịch đối với người đọc, người xem và tiến bộ xã hội.
- Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản Giấu của để đọc hiểu hài kịch và thực hiện một số nhiệm vụ thực tiễn.
A. KHỞI ĐỘNG
Trước khi bắt đầu tìm hiểu bài học mới, các em hãy cùng cô đọc và trả lời câu hỏi sau nhé:
Em đã từng xem một vở hài kịch hay một truyện cười nào khiến em nhớ mãi chưa? Hãy chia sẻ bài học rút ra sau câu chuyện đó?
Mỗi câu chuyện cười, mỗi tiểu phẩm hài kịch đằng sau những nụ cười sảng khoái cho người đọc đều chứa đựng những thông điệp vô cùng sâu sắc. Và hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một câu chuyện hài như thế, văn bản “Giấu của” của tác giả Lộng Chương.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu chung
Nội dung 1. Tác giả
Trình bày đôi nét về tác giả Lộng Chương?
Video trình bày nội dung:
- Lộng Chương: (1918 - 2003). Tên khai sinh là Phạm Văn Hiền.
- Quê quán: Tỉnh Hải Dương.
- Ông là một nhà văn, đạo diễn sân khẩu, nhà viết kịch tiêu biểu thuộc thế hệ văn nghệ sĩ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Trong khoảng thời gian từ cuối năm 1940 đến 1990 ông đã sáng tác, viế lại, chỉnh lí hàng trăm vở kịch thuộc nhiều thể loại.
…
Nội dung 2. Tác phẩm
Trình bày xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của đoạn trích Giấu của?
Video trình bày nội dung:
- Quẫn là một vở hài kịch gồm có năm hồi, được công diễn trong hơn hai mươi năm, với khoảng 2000 buổi diễn và trở thành tác phẩm kinh điển của hài kịch hiện đại Việt Nam.
- Năm 2018, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Lộng Chương, vở kịch được công diễn trên sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội và thu hút sự quan tâm của cả giới kịch nghệ lẫn công chúng.
- Giấu của là đoạn trích từ Cảnh vào trò của vở hài kịch Quẫn.
II. Làm rõ các vấn đề kết cấu – tình huống- nhân vật – hành động – xung đột – thủ pháp trào phúng – ngôn từ
Nội dung 3. Kết cấu hài kịch
Trình bày kết cấu hài kịch được tổ chức trên cơ sở hành động “giấu của”?
Video trình bày nội dung:
Phần 1: Mở đầu: Giới thiệu các nhân vật với thói tật và những toan tính
Phần 2: Thắt nút: Ông bà Đại Cát tìm mọi cách để che giấu và tẩu tán khối tài sản tích cóp lâu nay, trước khi chuyển xưởng dệt của gia đình thành xưởng dệt công tư hợp doanh.
Phần 3: Triển khai: Hai ông bà một mặt giấu vàng sau mấy bức ảnh trong phòng khách, mặt khác đi sắm sửa của hồi môn cho con gái để tẩu tán tài sản.
Phần 4: Đỉnh điểm: Mẹ Đại Cát (cụ Đại Lợi) và em gái Đại Cát (bà Đại Hưng) biết tin này, cũng đòi được chia tài sản.
Phần 5: Kết thúc: U Trinh – người làm công trong gia đình, tình cờ biết được chỗ hai ông bà Đại Cát giấu của đã mách với Thúy Trinh và Hùng.
=> Khắc họa tính cách nhân vật, tạo ra tình huống trớ trêu, oái oăm, thúc đẩy xung đột kịch
III. Nhận xét các yếu tố đặc trưng của hài kịch trong văn bản
Nội dung 4. Các yếu tố đặc trưng của hài kịch trong văn bản
Em hãy đưa ra dấu hiệu để xác định văn bản Giấu của là hài kịch?
Video trình bày nội dung:
+ Kết cấu và tình huống
+ Nhân vật
+ Hành động và xung đột
+ Thủ pháp trào phúng và ngôn từ
...........
Nội dung video bài 5: Giấu của còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.