Video giảng Khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 9 Sự truyền âm
Video giảng Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều bài 9 Sự truyền âm. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 9: SỰ TRUYỀN ÂM
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Thực hiện thí nghiệm tạo sóng âm như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,…) để chứng tỏ sóng âm có thể truyền được trong chất rắn, lỏng, khí.
- Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Hiểu được sóng âm là sự lan truyền các dao động phát ra từ nguồn âm đến tai ta; thực hiện được thí nghiệm chứng minh sóng âm có thể truyền trong môi trường chất rắn, chất lỏng, chất khí; Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.
- Tìm hiểu khoa học tự nhiên: Tiến hành được thí nghiệm taoh sóng âm và sự truyền âm trong chất rắn, chất lỏng, chất khí.
- Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em hãy cùng cô chơi một trò chơi nhỏ, yêu cầu các nhắm mắt, lắng nghe trong 1 phút.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu sự truyền sóng âm trong không khí
Nhưng vật phát ra âm thanh mà em nghe được đều là những nguồn âm. Vậy theo em, nguồn âm là gì?
Theo các em, âm thanh do âm thoa phát ra truyền qua không khí đến tai ta như thế nào?
Video trình bày nội dung:
1. Tạo sóng âm
- Vật phát ra âm được gọi là nguồn âm.
- Dao động là sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng.
=> Âm thanh (sóng âm) phát ra từ các vật dao động có thể truyền qua không khí đến tai người nghe.
2. Sự truyền âm trong không khí
- Khi âm thoa dao động, cả hai nhánh của âm thành luận phiên cùng di chuyển lại gần và ra xa nhau.
- Khi di chuyển ra xa nhau, mỗi nhánh âm thoa đẩy lớp không khí ở mặt bên ngoài của chúng làm cho lớp không khí đó bị nén ( lớp không khí giữa chúng bị giãn ra)
- Khi di chuyển lại gần nhau, hai nhánh âm thoa làm giãn lớp không khí ở các mặt bên ngoài (lớp không khí giữa chứng bị nén lại.
- Quá trình dao động của hai nhánh âm thoa, khiến lớp không khí xung quanh bị giãn nén liên lục và truyền cho các lớp khí xung quanh
Nội dung 2: Tìm hiểu sự truyền âm trong chất rắn và chất lỏng
Sau khi cô hướng dẫn các em chia nhóm và tiến hành thí nghiệm như hình 9.6.
Video trình bày nội dung:
1. Truyền âm trong chất rắn
- Sự lan truyền âm trong chất rắn nhanh hơn trong chất khí
2. Truyền âm trong chất lỏng
- Trong chất lỏng, âm thanh lan truyền nhanh hơn và xa hơn so với trong chất khí.
Kết luận chung về sự truyền âm:
- Âm truyền được trong các chất rắn, lỏng, khí, âm không truyền được trong chân không.
- Sự dao động của nguồn âmđã làm lan truyền sự nén, giãn không khí, tức làm lan truyền âm từ nguồn âm ra xung quanh.
………..
Nội dung video Bài 9: Sự truyền âm còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.