Video giảng Khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 14 Nam châm

Video giảng Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều bài 14 Nam châm. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 14: NAM CHÂM

Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được sự định hướng của nam châm.
  • Tìm hiểu khoa học tự nhiên: Dựa vào quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra kết luận về sự định hướng của thanh nam châm tự do và rác dụng của nam châm lên các vật khác nhau.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức giải thích được các hiện tượng trong đời sống thực tiễn.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em quan sát hình ảnh đá nam châm và giới thiệu chúng có tác dụng xác định phương hướng.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Sự định hướng của thanh nam châm

Vậy tại sao trên mỗi nam châm đều được kí hiệu hai chữ N và S ở hai cực? HS lấy ví dụ về các nam châm mà con thường dùng. 

Video trình bày nội dung:

Khi được để tự do, thanh nam châm nằm dọc theo hướng nam bắc địa lí

- Đầu nam châm hướng về phía cực Bắc của Trái Đất được gọi là cực từ bắc, kí hiệu N (North). Đầu kia của nam châm là cực từ nam kí hiệu S (South).

- Khi khoa học công nghệ phát triển, con người đã nghiên cứu bản chất của nam châm và tạo ra nam châm có kích thước và hình dạng khác nhau: nam châm thẳng, nam châm chữ U, kim nam châm, …

Nội dung 2: Nam châm tác dụng lên vật làm từ các vật liệu khác nhau

Theo em:

+ Nam châm tác dụng lên nam châm khác như thế nào?

+ Nam châm tác dụng lên các vật khác như thế nào?

Video trình bày nội dung:

1. Nam châm tác dụng lên nam châm 

Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau:

+ Các từ cực cùng tên thì đẩy nhau

+ Các từ cực khác tên thì hút nhau

=> Lực từ là lực hút hoặc đẩy giữa các thanh nam châm

2. Nam châm tác dụng lên các vật

- Nam châm hút được các vật làm bằng vật liệu từ: sắt, thép, niken, coban....

- Nam châm hầu như không hút các vật được làm từ đồng, nhôm và các kim loại không thuộc vật liệu từ.

………..

Nội dung video Bài 14: Nam châm còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác