Video giảng Khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 31 Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Video giảng Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều bài 31 Sinh trưởng và phát triển ở động vật. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 31: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Dựa vào hình vẽ vòng đời của một động vật, trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của động vật đó.
- Thực hành quan sát và mô tả được sự sinh trưởng, phát triển ở một số động vật.
- Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở động vật trong thực tiễn (ví dụ điều hòa sinh trưởng và phát triển ở động vật bằng cách sử dụng chất kích thích hoặc điều khiển yếu tố môi trường).
- Vận dụng được những kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở động vật giải thích một số hiện tượng thực tiễn.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em hãy trả lời câu hỏi: Quan sát hình 31.1, cho biết dấu hiệu nhận biết sự sinh trưởng và phát triển ở chó.
- GV khuyến khích HS mạnh dạn phát biểu ý kiến cá nhân.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Các em hãy thảo luận, trả lời câu hỏi: làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời các CH 1,2 trang 144 SGK.
- CH1: Quan sát hình 31.1 và 31.2
a. Mô tả vòng đời của các sinh vật trong hình
b. Nhận xét về hình thái cơ thể của con non giống hay khác so với cơ thể mẹ sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng ở mỗi loại động vật đó.
CH2: Quan sát hình 31.1 và 31.2 trình bày giai đoạn phôi và hậu phôi của các sinh vật
Video trình bày nội dung:
a) Mô tả vòng đời của:
+ Chó: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong tử cung của con chó mẹ → Con non được sinh ra → Con non sinh trưởng, phát triển về thể chất (tăng cân nặng,chiều cao…) → Con trưởng thành có khả năng sinh sản (chia làm giống đực và giống cái)→ Khi có sự giao phối giữa giống đực và giống cái, giống cái thụ thai mang bầu và sinh ra con non.
+ Gà: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Gà con chui ra khỏi trứng → Gà con sinh trưởng phát triển về thể chất → Gà trưởng thành có khả năng sinh sản (gà trống, gà mái)→Khi có sự giao phối với gà trống, gà mái thụ thai và đẻ trứng.
+ Ếch: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Phát triển thành nòng nọc (hình thái khác với con ếch trưởng thành) → Từ nòng nọc chưa chân thành nòng nọc có chân → Ếch con (có đuôi) → Ếch trưởng thành (mất đuôi) → Khi giao phối với ếch đực, ếch cái thụ thai và đẻ trứng.
+ Muỗi: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Ấu trùng sống trong nước (hình thái khác với con muỗi trưởng thành) → Phát triển thành hình thái mới là bọ gây sống trong nước → Phát triển thành con muỗi trưởng thành sống trên cạn → Muỗi cái đẻ trứng.
Nội dung 2: Thực hành quan sát các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Các em hãy trả lời câu hỏi: quan sát video vòng đời của bướm: https://www.youtube.com/watch?v=EaF5hqdC9c0
- Ghi lại những gì quan sát được vào phiếu quan sát và vẽ vòng đời của bướm.
Video trình bày nội dung:
………..
Nội dung video bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.