Video giảng Khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 33 Sinh sản hữu tính ở động vật

Video giảng Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều bài 33 Sinh sản hữu tính ở động vật. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 33: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Phát biểu được khái niệm sinh sản hữu tính. 
  • Mô tả được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật: Mô tả được các bộ phận của hoa lưỡng tính và phân biệt được với hoa đơn tính; mô tả được thụ phấn, thụ tinh và lớn lên của quả. 
  • Mô tả được quá trình sinh sản hữu tính ở động vật. Lấy được ví dụ động vật đẻ con, động vật đẻ trứng.
  • Phân biệt sinh sản hữu tính ở thực vật và động vật. Nêu được vai trò của sinh sản hữu tính trong thực tiễn. 
  • Trình bày được 1 số ứng dụng của sinh sản hữu tính trong thực tiễn.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em hãy trả lời câu hỏi: nêu sự khác nhau về hình thức sinh sản ở cá và sao biển. Cho biết tên hình thức sinh sản của cá.


BÀI 33: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

- GV khuyến khích HS mạnh dạn phát biểu ý kiến cá nhân.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Tìm hiểu khái niệm sinh sản hữu tính.

Các em hãy thảo luận, trả lời câu hỏi: hoạt động nhóm 4 tìm hiểu thông tin trong SGK hoàn thiện phần bài làm của các nhóm.

Video trình bày nội dung:

Đáp án phiếu học tập số 2:

  1. Cấu tạo hoa
  2. Các bộ phận của hoa lưỡng tính: 

+ Đài hoa

+ Cánh hoa

+ Nhị: bao phấn và chỉ nhị

+ Nhụy: Đầu nhụy, vòi nhụy, bầu chứa noãn

  1. Đặc điểm của hoa đơn tính:

- Đặc điểm của hoa đơn tính: Mỗi bông hoa chỉ chứa duy nhất một cơ quan sinh sản là đực (nhị hoa) hoặc cái (nhụy hoa). Hoa đực có chứa nhị hoa, hoa cái có chứa nhụy hoa.

- Phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính:

+ Hoa đơn tính: Một hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ. Trong đó, hoa đực chỉ có nhị và hoa cái chỉ có nhuỵ.

+ Hoa lưỡng tính: Một hoa có đủ cả nhị và nhuỵ.

(3)

Ví dụ hoa lưỡng tính là: hoa cải, hoa bưởi, hoa cam,…

Ví dụ hoa đơn tính là: hoa mướp, hoa bí, dưa chuột,…

  1. Thụ phấn và thụ tinh

(4) Sự khác nhau giữa tự thụ phấn và thụ phấn chéo:

Tự thụ phấn là hình thức thụ phấn trong đó hạt phấn từ nhị được chuyển đến đầu nhụy của cùng một hoa hoặc hạt phấn từ nhị của bông hoa này tới đầu nhụy của bông hoa khác trên cùng một cây.

Thụ phấn chéo là hình thức thụ phấn trong đó hạt phấn từ nhị của hoa ở cây này được chuyển đến đầu nhụy của hoa cây khác.

  1. Ví dụ về hoa thụ phấn nhờ gió, nhờ sâu bọ, nhờ con người:

- Hoa thụ phấn nhờ gió: hoa bồ công anh, lúa, ngô,…

- Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: hoa nhãn, bưởi, vải, cam,…

- Hoa thụ phấn nhờ con người: hoa bầu, mướp,…

  1. Quá trình lớn lên của quả
  2. Sự hình thành quả cà chua:

- Sau khi được thụ tinh, noãn phát triển thành hạt. Mỗi noãn đã được thụ tinh hình thành nên 1 hạt, vỏ noãn hình thành nên vỏ hạt.

- Bầu nhuỵ phát triển thành quả chứa hạt.

Nội dung 2: Tìm hiểu khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật

Các em hãy trả lời câu hỏi: hoạt động nhóm 4 tìm hiểu thông tin trong SGK hoàn thiện phần bài làm của các nhóm.

Video trình bày nội dung:

………..

Nội dung video bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật  còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác