Video giảng Khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 11 Phản xạ âm
Video giảng Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều bài 11 Phản xạ âm. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 11: PHẢN XẠ ÂM
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế về sóng âm; đề xuất được một số hiện tượng đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Hiểu được sóng âm khi gặp vật cản đề phản xạ ít nhiều. Có vật phản xạ âm tốt, có vật phản xạ âm kém.
- Tìm hiểu khoa học tự nhiên: Phân biệt được phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém.
- Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích được một số hiện tượng đơn giản trong thực tế về sóng âm như sự hình thành. Đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế ô nhiễm tiếng ồn.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, cô mời các em quan sát tranh và xem đoạn video (Link)
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu về âm phản xạ
Theo em:
+ Thế nào là âm phản xạ?
+ Ta có thể nghe được âm phản xạ không?
+ Nêu một số trường hợp trong thực tế em đã nghe thấy tiếng của mình vọng lại?
Video trình bày nội dung:
- Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp một mặt chắn
+ Có thể nghe được âm phản xạ và cũng có thể không nghe được âm phản xạ.
+ Âm phản xạ mà ta nghe được sau âm phát ra thì âm phản xạ đó được gọi là tiếng vang.
Nội dung 2: Tìm hiểu vật phản xạ âm tốt vật phản xạ âm kém
Các em suy nghĩ và trả lời cho cô các câu hỏi sau:
+ Thế nào là vật phản xạ âm tốt? Nêu ví dụ.
+ Thế nào là vật phản xạ âm kém? Nêu ví dụ.
+ Có các vật sau: chăn bông, đệm mút, cửa kính phẳng, rèm treo tường, tường gạch phẳng, gạch lát nền nhà. Hãy xếp những vật trên vào một trong hai nhóm phản xạ âm tốt và phản xạ âm kém?
+ Các nhóm hãy đề xuất một số phương án để có thể giảm ảnh hưởng của âm phản xạ cho những người khác?
Video trình bày nội dung:
- Mọi vật đều phản xạ âm truyền đến nó.
- Các vật cùng chất liệu, vật có bề mặt phẳng phản xạ âm tốt hơn so với vât có bề mặt gồ ghề.
- Các vật có cùng bề mặt phẳng, vật cứng phản xạ âm tốt hơn vật mềm, xốp
Nội dung 3: Tác hại của tiếng ồn
Theo em:
+ Thế nào là tiếng ồn gây ô nhiễm?
+ Tiếng sấm, tiêng sét có phải là tiếng ồn gây ô nhiễm không? Vì sao?
+ Em hãy nêu tác hại của tiếng ồn? Cho ví dụ thực tế.
+ Đề xuất một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn?
Video trình bày nội dung:
- Âm thanh có thể mang lại sự thoải mái, vui vẻ, hào hứng cho người nghe, nhưng ngược lại cũng có những âm thanh gây ra sự khó chịu hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người nghe => Tránh làm ô nhiễm tiếng ồn
- Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn lớn, kéo dài, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động của con người.
- Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
+ Tác dụng vào nguồn âm: cần làm giảm độ to âm thanh phát ra.
+ Ngăn cản đường truyền âm đến tai bằng cách sử dụng các vật phản xạ âm.
+ Làm phân tán âm trên đường truyền: làm cho âm truyền đi theo hướng khác,…
………..
Nội dung video Bài 11: Phản xạ âm còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.