Video giảng Khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 13 Sự phản xạ ánh sáng
Video giảng Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều bài 13 Sự phản xạ ánh sáng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 13: SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Phân biệt được phản xạ và phản xạ khuếch tán.
- Vẽ được hình biểu diễn và nêu được các khái niệm: tia sáng tới, tia sáng phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới, ảnh.
- Thực hiện được thí nghiệm rút ra định luật và phát biểu được nội dung của định luật phản xạ ánh sáng.
- Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng trong một số trường hợp đơn giản.
- Nêu được tính chất ảnh hưởng của vật qua gương phẳng.
- Dựng được ảnh hưởng của một vật tạo bởi gương phẳng.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Ban đêm trong một phòng không có ánh đèn, em có nhìn rõ các vật trong phòng không?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu sự phản xạ ánh sáng trên bề mặt các vật
Em hãy:
+ Kể tên các vật có bề mặt nhẵn, bóng.
+ Khi chiếu ánh sáng vào bề mặt các vật đó, ta thấy có hiện tượng gì?
+ Vậy, tại sao ta lại nhìn thấy bóng của cây trên mặt nước.
Video trình bày nội dung:
1. Các vật có bề mặt nhẵn bóng
- Phản xạ ánh sáng là hiện tượng xảy ra khi chiếu một tia sáng vào bề mặt nhẵn bóng và bị bề mặt nhẵn, bóng hắt trở lại môi trường cũ.
- Trong hiện tượng phản xạ ánh sáng, người ta quy ước:
+ G: gương phẳng (mặt phản xạ)
+ Tia tới SI: tia sáng chiếu vào gương.
+ Tia phản xạ IR: tia sáng bị gương hắt trở lại.
+ Điểm tới I: giao điểm của tia sáng tới và gương.
+ Pháp tuyến IN tại I: đường thẳng vuông góc với gương tại I.
+ Góc tới i: góc tạo bởi tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới.
+ Góc phản xạ i': góc tạo bởi tia sáng phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới.
+ Mặt phẳng tới: mặt phẳng chứa tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới.
2. Các vật có bề mặt không nhẵn bóng
- Phản xạ khuyếch tán là hiện tượng xảy ra khi chiếu một tia sáng vào bề mặt nhám, gồ ghề, ánh sáng sẽ bị phân tán theo các hướng khác nhau.
- Phản xạ khuếch tán thường không tạo ra ảnh của vật
- Một số hiện tượng về phản xạ khuếch tán khi ánh sáng gặp các vật nhỏ lơ lửng trong không khí trong thực tế:
+ Nhìn được vệt nắng có các hạt bụi nhỏ
+ Nhìn được ánh sáng khi có thêm khói, bụi
+ Nhìn được ánh sáng có màu sắc khi phun khói trên sân khấu
Nội dung 2: Tìm hiểu định luật phản xạ ánh sáng
Các em hoạt động nhóm làm thí nghiệm với các dụng cụ được cung cấp để rút ra mối quan hệ giữa góc phản xạ và góc tới.
Video trình bày nội dung:
- Góc tới bằng góc phản xạ. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới.
Nội dung 3: Tìm hiểu tính chất ảnh của vật qua gương phẳng
Khi đứng trước gương soi em thấy gì trong gương? Vậy ảnh của vật qua gương là gì?
Video trình bày nội dung:
- Hình của một vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật đó qua gương.
- Ảnh thật là ảnh mà ta có thể quan sát trực tiếp trên màn, tấm bìa…
- Ảnh ảo là ảnh mà ta có thể quan sát nhưng không thể xuất hiện trên màn, tấm bìa…
- Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, cùng kích thước với vật, khoảng cách từ một điểm của vật tới gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
Nội dung 4: Dựng ảnh của một vật qua gương phẳng
+ Em hãy dựng ảnh S’ của điểm sáng S qua gương phẳng dựa vào định luật phản xạ ánh sáng theo 3 bước. Hướng dẫn HS vẽ theo 2 cách (H13.11).
+ Sau đó, em hãy chứng minh khoảng cách từ S’ đến gương bằng khoảng cách từ S đến gương trên hình vẽ.
Video trình bày nội dung:
- Ta có thể dựng ảnh S’ của điểm sáng S qua gương phẳng bằng cách vẽ như sau:
+ Từ điểm S vẽ hai tia sáng SI1 và SI2 tới gương phẳng
+ Vẽ hai tia phn xạ I1R1 và I2R2 tuân theo định luật phản xạ ánh sáng
+ Tìm giao điểm S’ của đường kéo dài các tia I1R1 và I2R2 nằm ở phía sau gương
- Ảnh của một vật qua gương phẳng là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.
- Cách dựng ảnh A’B’ của vật AB qua gương phẳng:
+ Lấy A’ đối xứng với A qua gương; B’ đối xứng với B qua gương.
+ Nối A’ với B’ bằng nét đứt ta được ảnh A’B’.
………..
Nội dung video Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.