Video giảng công nghệ lâm nghiệp 12 kết nối bài 24: Một số bệnh thủy sản phổ biến và biện pháp phòng, trị

Video giảng công nghệ lâm nghiệp 12 kết nối bài 24: Một số bệnh thủy sản phổ biến và biện pháp phòng, trị. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 24: MỘT SỐ BỆNH THỦY SẢN PHỔ BIẾN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ

Rất vui được hướng dẫn các em trong bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh thủy sản phổ biến.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bắt đầu bài học, chúng ta hãy cùng nhau trả lời câu hỏi sau nhé:

Em hãy nêu tác hại của bệnh đối với động vật thủy sản. Có những biện pháp nào để phòng, trị bệnh thủy sản?

Ngoài các biện pháp phòng, trị bệnh thủy sản các bạn đã nêu, còn có các biện pháp nào khác? Làm thế nào để xác định loại bệnh thủy sản mắc phải? Để tìm câu trả lời, chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay – Bài 24: Một số bệnh thủy sản phổ biến và biện pháp phòng, trị. 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. Bệnh lồi mắt ở cá rô phi

Nội dung 1.

Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh lồi mắt ở cá rô phi?

Đề xuất một số việc nên làm để phòng bệnh lồi mắt cho cá rô phi nuôi tại địa phương em?

Video trình bày nội dung:

Đặc điểm

– Bệnh lưu hành trên toàn thế giới, thường xuất hiện nhiều nhất vào mùa hè, trong ao hoặc lồng nuôi có mật độ cao, gây chết với tỉ lệ cao và thiệt hại kinh tế cho người nuôi.

- Cá bị bệnh: thân có màu đen, bơi tách đàn, giảm ăn đến bỏ ăn, xuất huyết trên da. Bệnh nặng gây xuất huyết mắt, lồi mắt, xuất hiện dấu hiệu thần kinh như bơi xoay tròn hoặc bơi không có định hướng.

- Giải phẫu cá bị bệnh có thể quan sát thấy các bệnh tích như gan, ruột xuất huyết; thận, lách sưng kèm theo xuất huyết hoặc tụ huyết.

Nguyên nhân gây bệnh

Do liên cầu khuẩn Streptococcus agalactiae (Gram dương) gây ra.

Phòng bệnh

Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp: sát khuẩn, khử trùng ao, nguồn nước trước và trong khi nuôi. Vào những ngày nắng nóng, cần có chế độ cho cá ăn phù hợp, tăng cường bổ sung chế phẩm vi sinh, vitamin để tăng sức đề kháng cho cá.

Trị bệnh

- Khử trùng nước ao nuôi kết hợp trộn thuốc hoặc sản phẩm có tác dụng diệt vi khuẩn (beta glucan, allicin, polyphenol, dịch chiết tỏi,...) vào thức ăn cho cá ăn từ 5 đến 7 ngày.

– Sau khi điều trị, bổ sung chế phẩm vi sinh vào thức ăn và môi trường nước để phục hồi hệ vi sinh có lợi.

II. Bệnh gan thận mủ trên cá tra

Nội dung 2.

Tìm hiểu thiệt hại do bệnh gan thận mủ gây ra trên cá tra ở Việt Nam và đề xuất một số việc nên làm để phòng bệnh hiệu quả?

Video trình bày nội dung:

Đặc điểm

- Bệnh gan thận mủ trên cá tra xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1998 và trở thành bệnh đặc biệt nguy hiểm với nghề nuôi cá da trơn xuất khẩu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bệnh thường xảy ra vào mùa xuân, mùa thu, khi thời tiết mát mẻ, trong những ao nuôi mật độ cao.

- Cá tra bị bệnh có các triệu chứng kém ăn, bỏ ăn, gầy yếu, bụng chướng to. 

- Giải phẫu cơ quan nội tạng như gan, lách, thận bị hoại tử thành những đốm trắng đục đường kính từ 0,5 mm đến 2,5 mm.

Nguyên nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Edwardsiella ictaluni, đây là trực khuẩn Gram âm, hình que mảnh. 

Phòng bệnh

- Để phòng bệnh gan thận mủ hiệu quả, cần áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp: sát khuẩn, khử trùng ao, khử trùng nguồn nước ao nuôi trước và trong khi nuôi, đảm bảo môi trường sống thích hợp cho cá, tránh để cá bị sốc trong quá trình nuôi. Định kì kiểm tra cá nhằm phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời.

Trị bệnh

- Khử trùng nước ao nuôi; trộn thuốc hoặc sản phẩm có tác dụng diệt vi khuẩn (beta glucan, allicin, polyphenol, dịch chiết tỏi,...) vào thức ăn cho cá ăn từ 5 đến 7 ngày, kết hợp bổ sung vitamin C, các chất tăng cường sức đề kháng cho cá. Sau khi điều trị, bổ sung chế phẩm vi sinh vào thức ăn và môi trường để phục hồi hệ vi sinh vật có lợi.

...........

Nội dung video Bài 24: Một số bệnh thủy sản phổ biến và biện pháp phòng, trị còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.  

Xem video các bài khác