Video giảng công nghệ lâm nghiệp 12 kết nối bài 12: Biện pháp xử lí môi trường nuôi thuỷ sản
Video giảng công nghệ lâm nghiệp 12 kết nối bài 12: Biện pháp xử lí môi trường nuôi thuỷ sản. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 12: BIỆN PHÁP XỬ LÍ MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN
Xin chào các em, cô rất vui được cùng các em tìm hiểu bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Mô tả được một số biện pháp cơ bản xử lí môi trường trước và sau nuôi thủy sản.
- Trình bày được ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí môi trường nuôi thủy sản.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bắt đầu bài học, chúng ta hãy cùng nhau trả lời câu hỏi sau nhé:
Người nuôi thường làm gì để xử lí nước trước khi thả giống hoặc sau khi thu hoạch thủy sản?
Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai cũng như tìm hiểu các bước xử lí nước trước khi nuôi thủy sản, chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay – Bài 12: Biện pháp xử lí môi trường nuôi thủy sản.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Một số biện pháp xử lý môi trường nuôi thủy sản
Nội dung 1. Xử lý nước trước khi nuôi thủy sản
Theo em, cần phải thực hiện những công việc gì để xử lí nước trước khi nuôi thuỷ sản? Hãy mô tả những công việc đó?
Video trình bày nội dung:
Bước | Tên bước | Mục đích |
1 | Lắng lọc | Mục đích của lắng lọc là để loại trừ rác, cá tạp, các tạp chất lơ lửng trong nước.
|
2 | Diệt tạp, khử khuẩn | Bước này nhằm tiêu diệt các vi sinh vật có hại, mầm bệnh cũng như một số ấu trùng không mong muốn.
|
3 | Khử hóa chất | Khử hoá chất nhằm loại bỏ dư lượng hoá chất sử dụng trong bước 2.
|
4 | Bón phân gây màu | Nhằm bổ sung dinh dưỡng cho các loài sinh vật phù du phát triển, từ đó cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho động vật thuỷ sản, tạo oxygen, hấp thụ các chất độc sinh ra từ thức ăn dư thừa và chất thải của động vật trong quá trình nuôi, hạn chế sự phát triển tảo đáy. |
Nội dung 2. Xử lí nước sau khi thu hoạch thủy sản
Một số biện pháp xử lí nước thải nuôi thuỷ sản:
+ Sử dụng hệ vi sinh vật tuyển chọn và bổ sung hệ vi sinh vật có lợi, có khả năng phân
giải các chất hữu cơ và các chất độc vào môi trường sau nuôi thuỷ sản. Hệ vi sinh vật này sẽ phân giải các chất hữu cơ và chất độc hại có trong môi trường sau nuôi thuỷ sản, nhờ đó tạo sự ổn định chất lượng nước sau khi xử lí.
+ Sử dụng hệ động, thực vật: Sử dụng các loại thực vật phù du, tảo hay rong, rêu để hấp thụ chất độc hại có trong nước nuôi thuỷ sản. Sau đó, dùng các động vật ở vùng nước ven biển như nghêu, sò huyết, hàu,... để tiêu thụ thực vật phù du và tảo để làm sạch nước.
...........
Nội dung video Bài 12: Biện pháp xử lí môi trường nuôi thủy sản còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.