Video giảng công nghệ lâm nghiệp 12 kết nối bài 10: Giới thiệu về môi trường nuôi thuỷ sản
Video giảng công nghệ lâm nghiệp 12 kết nối bài 10: Giới thiệu về môi trường nuôi thuỷ sản. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 10: GIỚI THIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN
Xin chào các em, chúng ta hãy cùng đồng hành với nhau trong bài học hôm nay nhé!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Trình bày được các yêu cầu chính của môi trường nuôi thủy sản.
- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bắt đầu bài học, chúng ta hãy cùng nhau trả lời câu hỏi sau nhé:
Ở Việt Nam, địa phương nào có nhiệt độ phù hợp để nuôi cá hồi vân?
Để biết được câu trả lời của em là đúng hay sai cũng như tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản, chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay – Bài 10: Giới thiệu về môi trường nuôi thủy sản.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Các yêu cầu chính của môi trường nuôi thủy sản
Em hãy cho biết khái niệm môi trường nuôi thủy sản. Theo em, nguồn nước nuôi thủy sản cần đảm bảo những yêu cầu nào?
Video trình bày nội dung:
– Khái niệm môi trường nuôi thuỷ sản:
Môi trường nuôi thuỷ sản là môi trường nước được sử dụng để nuôi trồng các loài thuỷ sản như cá, tôm, cua, ốc,.... Môi trường này có thể là ao, hồ, đầm, sông, biển hoặc các lồng bè trên mặt nước.
– Môi trường nuôi thuỷ sản cần những yêu cầu:
+ Yêu cầu thuỷ lí: đáp ứng nhiệt độ nước, độ trong màu nước,...
+ Yêu cầu thuỷ hoá: đáp ứng độ pH, hàm lượng NH3, độ mặn, oxygen hoà tan.
+ Yêu cầu thuỷ sinh: đáp ứng thực vật thuỷ sinh, sinh vật phù du, vi sinh vật.
Các yêu cầu chính | Nội dung |
Yêu cầu về thủy lí | a) Nhiệt độ nước – Nhiệt độ nước ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của thuỷ sản như hô hấp, tiêu hoá, sinh sản,... do hầu hết các động vật thuỷ sản là động vật biến nhiệt, thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ của môi trường. Trong nuôi trồng thuỷ sản, cần quan tâm đến nhiệt độ nước để chọn nuôi giống thuỷ sản phù hợp với nhiệt độ đó. b) Độ trong và màu nước Trong nuôi trồng thuỷ sản, cần chú ý đến độ trong và màu sắc của nước: – Để chọn lựa loài thuỷ sản phù hợp. - Để cải thiện độ trong và màu nước theo mong muốn. |
Yêu cầu về thủy hóa | a) Độ pH Mỗi nhóm động vật thuỷ sản có yêu cầu khác nhau về ph nước, pH quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của động vật thuỷ sản. b) Hàm lượng NH, – NH, hình thành trong quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ thông qua sự chuyển hoá của nhiều nhóm vi sinh vật. – Hàm lượng NH, cho phép trong nước nuôi thuỷ sản nhỏ hơn 0,5 mg/L. Hàm lượng NH, cao có thể gây độc hoặc làm chết động vật thuỷ sản. c) Độ mặn Mỗi nhóm động vật thuỷ sản có yêu cầu khác nhau về độ mặn của nước. Độ mặn không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật thuỷ sản. d) Oxygen hoà tan - Oxygen hoà tan là oxygen tồn tại trong nước nuôi thuỷ sản, chủ yếu có nguồn gốc từ oxygen khí quyển. Ngoài ra, một phần oxygen hoà tan trong nước nuôi thuỷ sản được cung cấp nhờ quá trình quang hợp của một số nhóm thực vật thuỷ sinh và vi khuẩn lam. – Hàm lượng oxygen hoà tan trong nước nuôi thuỷ sản là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thuỷ sản, đặc biệt là các loài động vật thuỷ sản. Hàm lượng oxygen trong nước ao nuôi thay đổi nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của động vật thuỷ sản. – Mỗi loài thuỷ sản có yêu cầu về hàm lượng oxygen hoà tan khác nhau. |
Yêu cầu về thủy sinh | a) Thực vật thuỷ sinh - Vai trò: + Cung cấp oxygen hoà tan cho nước. + Là nơi trú ngụ cho động vật thuỷ sản. + Duy trì ổn định nhiệt độ môi trường nước, hấp thụ một số kim loại nặng làm giảm ô nhiễm nguồn nước. – Tuy nhiên, mật độ thực vật thuỷ sinh quá cao sẽ cạnh tranh oxygen hoà tan với động vật thuỷ sản. Vì vậy, cần đảm bảo chủng loại, mật độ thực vật thuỷ sinh phù hợp đối với từng loài động vật thuỷ sản. b) Sinh vật phù du Vai trò: – Là nguồn thức ăn chính cho các loài thuỷ sản tự nhiên. – Ổn định hệ sinh thái môi trường nuôi thuỷ sản, cung cấp oxygen hoà tan, làm giảm các chất độc hại trong nước, ngăn chặn sự phát triển của tảo sợi. c) Vi sinh vật - Vai trò: + Tham gia vào quá trình phân giải thức ăn dư thừa, chất thải của thuỷ sản nuôi. + Chuyển hoá một số khí độc (NH,, NO, và H,S) thành chất không độc. – Tuy nhiên, nhiều loài vi sinh vật có hại, có thể gây bệnh cho thuỷ sản nuôi. Ngoài ra, một số nhóm vi khuẩn kị khí sinh ra khí độc như NH, H,S trong quá trình trao đổi chất; sự phát triển quá mức của vi sinh vật hiếu khí có khả năng làm giảm lượng oxygen hoà tan trong nước. – Trong quá trình nuôi thuỷ sản, cần có biện pháp làm giảm số lượng vi sinh vật có hại, tăng số lượng vi sinh vật có lợi. |
...........
Nội dung video Bài 10: Giới thiệu về môi trường nuôi thủy sản còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.