Video giảng công nghệ lâm nghiệp 12 kết nối bài 17: Phương pháp bảo quản và chế biến thức ăn thủy sản

Video giảng công nghệ lâm nghiệp 12 kết nối bài 17: Phương pháp bảo quản và chế biến thức ăn thủy sản. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 17: PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỨC ĂN THỦY SẢN

Xin chào các em, cô là người sẽ đồng hành cùng các em trong buổi học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Mô tả được một số phương pháp bảo quản, chế biến thức ăn thủy sản.
  • Thực hiện được một số phương pháp bảo quản, chế biến thức ăn thủy sản ở quy mô nhỏ.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bắt đầu bài học, chúng ta hãy cùng nhau trả lời câu hỏi sau nhé:

Theo em, cần lưu ý gì khi bảo quản thức ăn hỗn hợp?

Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai cũng như tìm hiểu về các phương pháp chế biến, bảo quản thức ăn thủy sản, chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay – Bài 17: Phương pháp bảo quản và chế biến thức ăn thủy sản. 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. Một số phương pháp bảo quản thức ăn thủy sản

Nội dung 1.

Em hãy nêu một số phương pháp bảo quản thức ăn thủy sản?

Video trình bày nội dung:

Nhóm thức ăn

Phương pháp bảo quản

Thức ăn hỗn hợp

- Đóng bao cẩn thận; bảo quản nơi khô, mát, thông thoáng; tránh ánh nắng trực tiếp.

- Xếp bao thức ăn trên kệ, cách mặt sàn từ 10 cm đến 15 cm. 

- Thời gian bảo quản từ 2 đến 3 tháng.

Chất bổ sung

- Đóng bao cẩn thận, riêng rẽ từng loại và dán nhãn mác đầy đủ.

- Bảo quản ở nơi khô, mát, thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.

– Xếp bao thức ăn trên kệ, tủ,...

– Thời gian bảo quản từ 1 đến 2 năm.

 

Thức ăn tươi sống

- Bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp như kho lạnh, tủ lạnh, tủ đông.

- Nếu bảo quản ở điều kiện nhiệt độ mát (từ 4 °C đến 8°C) thì bảo quản được khoảng 3 đến 5 ngày. Nếu bảo quản trong tủ đông thì có thể được 1 tháng.

– Đối với các loại thức ăn còn sống như cá con, giun, tảo,... thì có thể lưu giữ trong bể vài ngày.

Nguyên liệu

- Bảo quản nơi khô, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Tuỳ theo nhóm nguyên liệu có cách bảo quản khác nhau:

- Nhóm nguyên liệu cung cấp protein như bột cá, bột thịt, bột huyết,... cần sấy khô, bọc kín bằng túi nylon.

- Nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng như ngô, khoai, sắn,... nên bảo quản dạng hạt hoặc dạng miếng khô sẽ được lâu hơn so với dạng bột.

Nhóm chất phụ gia bảo quản trong bao bì kín.

II. Chế biến thức ăn thủy sản

Nội dung 2. Chế biến thức ăn thủ công

Chế biến thức ăn thủ công là?

Video trình bày nội dung:

- Chế biến thức ăn thủ công thường được thực hiện ở quy mô nhỏ hoặc hộ gia đình. Thức ăn được chế biến bằng cách cắt, thái, xay, nghiền nhỏ,.. cho phù hợp cỡ miệng loài nuôi để tăng khả năng bắt mồi và tiêu hoá thức ăn. 

Ví dụ: cỏ được cắt nhỏ cho cá trắm cỏ giống (Hình 17.3a), cá tạp được nghiền dạng chả dùng cho ba ba giống mới tập ăn (Hình 17.3b). Thức ăn chế biến thủ công thường có thời gian bảo quản ngắn.

2. Chế biến thức ăn công nghiệp

Bước 1. Lựa chọn nguyên liệu phù hợp.

Bước 2. Sơ chế nguyên liệu bằng cách phơi hoặc sấy khô, băm nhỏ, xay, nghiền,...

Bước 3. Phối trộn nguyên liệu và bổ sung chất khoáng, phụ gia theo tỉ lệ thích hợp.

Bước 4. Hỗn hợp thức ăn được trộn đều cùng với chất kết dính rồi chuyển sang bộ phận ép viên.

Bước 5. Sấy khô, đóng gói, bảo quản.

...........

Nội dung video Bài 17: Phương pháp bảo quản và chế biến thức ăn thủy sản còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác